Free website hits

Thông tin thị trường

Ngày càng nhiều công ty Nhật Bản muốn tháo chạy khỏi Trung Quốc

Lượt xem: 193309/10/2019Chia sẻ

Các công ty Nhật Bản từ lâu đã xây dựng một chuỗi cung ứng tại Trung Quốc, với nhiều sản phẩm hoàn chỉnh được xuất khẩu sang Mỹ. Giờ đây, trong bối cảnh cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang kéo dài, nhiều công ty của Nhật bản đang đứng trước “ngã ba đường”.

Vào tháng 7, nhà sản xuất máy chơi game cầm tay Nintendo tìm cách dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc. Ricoh đã chuyển sản xuất máy photocopy cho thị trường Mỹ từ Trung Quốc sang Thái Lan. Kyocera đang chuyển sản xuất tại Trung Quốc sang Việt Nam. Fast Retailing, công ty sở hữu thương thiệu thời trang Uniqlo, sẽ chuyển sản xuất tại Trung Quốc sang Việt Nam và các nước khác ở Đông Nam Á.

Khảo sát của Nikkei chỉ ra rằng, mức lương của người lao động Trung Quốc tăng cao cùng với tác động của chiến tranh thương mại đã khiến gần 25% số công ty Nhật Bản xem xét việc rời khỏi Trung Quốc.

Kết quả khảo sát cho thấy, khá nhiều công ty Nhật Bản đang chuẩn bị tái cấu trúc lại chuỗi cung ứng toàn cầu mà họ đã xây dựng trong nhiều năm qua, trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữA Mỹ và Trung Quốc ngày càng leo thang.

25% công ty cho biết họ sẽ thu hẹp hoạt động sản xuất tại Trung Quốc trong bối cảnh chiến tranh thương mại leo thang.

Mới đây, Nikkei đã tiến hành cuộc khảo sát với khoảng 1.000 quản lý cao cấp các công ty Nhật Bản có hoạt động sản xuất kinh doanh tại Trung Quốc. Theo đó, 23,9% người trả lời cho biết công ty của họ sẽ thu hẹp hoạt động tại Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc tăng lên.

Trong khi đó 60,4% người trả lời cho biết họ sẽ chờ xem tình hình diễn biến thế nào. 

Phân tích sâu hơn về kết quả khảo sát, những người trả lời gồm hai nhóm. Nhóm thứ nhất cảm thấy Trung Quốc đang mất đi lợi thế cạnh tranh trong vai trò công xưởng của thế giới và sẽ hạn chế đầu tư mới; nhóm còn lại tin rằng thị trường quy mô 1,4 tỷ dân của Trung Quốc quá lớn để bỏ qua.

Ông Asei Ito, giáo sư đại học Tokyo, nhận xét: “Những người trả lời đang giữ thái độ cầm chừng, bởi họ cho rằng đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ có nhiều diễn biến bất ngờ”.

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu áp thuế quan lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào năm 2018. Từ đó đến nay, căng thẳng thương mại không ngừng leo thang khi hai bên liên tiếp áp thuế lên hàng hóa của nhau. Vào tháng 9/2019, chính quyền Tổng thống Trump đã áp mức thuế 15% lên 125 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc bao gồm các sản phẩm: máy tính photocopy và đồng hồ thông minh…

Kết quả khảo sát năm 2018 của JETRO cho thấy rằng, hơn 1/2 doanh số của 40% công ty sản xuất Nhật Bản tại Trung Quốc phụ thuộc vào hoạt động xuất khẩu từ nền kinh tế số 2 thế giới ra các thị trường khác. Hiện Mỹ là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng, do đó, Trung Quốc được coi như địa điểm chuyên sản xuất hàng bán đi Mỹ.

Nguồn: nhipcaudautu.vn
Đồ họa: Marketing Dept., Long Hau Corporation
Khu công nghiệp Long Hậu - Đối tác phát triển bền vững
Địa chỉ: Ấp 3, xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An
Hotline: (+84 28) 3937 5599 - (+84) 906 938 599
Email:
sales@longhau.com.vn
Fanpage: fb.me/longhau.com.vn
Zalo Official: https://zalo.me/2384735100152725129