Free website hits

Tin tức - sự kiện

Mở cơ sở sản xuất nước uống đóng chai cần chuẩn bị gì?

Lượt xem: 949125/08/2021Chia sẻ

Mở cơ sở sản xuất nước uống đóng chai là một trong những lĩnh vực khá phổ biến và thu hút nhiều nhà đầu tư hiện nay. Mỗi năm, ngành kinh doanh nước giải khát nói chung và nước uống đóng chai nói riêng đều thu về lợi nhuận cực lớn. Tuy nhiên, khi kinh doanh lĩnh vực này, các doanh nghiệp cần phải có những tính toán kỹ lưỡng về công nghệ, kỹ thuật cũng như dây chuyền thiết bị hỗ trợ. Bởi đây là ngành sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích và an toàn sức khỏe người tiêu dùng.

Dây chuyền sản xuất nước uống đóng chai Dragon tại Công ty CP Long Hậu

Dây chuyền sản xuất nước uống đóng chai Dragon tại Công ty CP Long Hậu

Hãy cùng Công ty CP Long Hậu tìm hiểu về dây chuyền sản xuất cũng như các bước cần chuẩn bị cho việc kinh doanh nước uống đóng chai trong bài viết sau đây!

Tìm hiểu về dây chuyền sản xuất nước uống đóng chai

Về cơ bản, dây chuyền sản xuất nước uống đóng chai trải qua 4 quy trình, bao gồm hệ thống tiền xử lý; hệ thống lọc; hệ thống khử khuẩn và vi sinh; hệ thống chiết rót đóng chai, đóng bình. Mỗi hệ thống này đều được tiến hành với những quy trình nhất định.

Hệ thống tiền xử lý

Đây được gọi là giai đoạn xử lý thô. Quy trình này sẽ giúp loại bỏ các chất hữu cơ hoặc kim loại nặng lẫn trong nước nguồn. Hơn nữa, nó cũng hỗ trợ làm mềm nước nhằm bảo vệ hệ thống lọc thẩm thấu ngược trong giai đoạn tiếp theo.

Giai đoạn xử lý nước thô

Giai đoạn xử lý nước thô

Hệ thống lọc chính

Đây là giai đoạn thanh lọc bằng hệ thống thẩm thấu ngược màng RO với khe hở màng là 0.0001 micron, cho phép các phân tử nước đi qua. Thông qua quá trình này sẽ loại bỏ được các chất độc hại, virus, vi khuẩn tồn đọng trong nước nguồn. Đảm bảo nguồn nước sau khi thanh lọc có độ tinh khiết vượt trội, đáp ứng mọi tiêu chuẩn theo quy định từ Bộ Y tế.

Giai đoạn thanh lọc với hệ thống thẩm thấu ngược RO

Giai đoạn thanh lọc với hệ thống thẩm thấu ngược RO

Hệ thống khử khuẩn và vi sinh

Sau quá trình thanh lọc, nước sẽ được đem đi lưu trữ. Tuy nhiên, khả năng tái nhiễm khi nước tiếp xúc với không khí rất dễ xảy ra. Vì vậy, cần phải có quá trình khử khuẩn, tiệt trùng cho nước trước khi được đóng thành phẩm.

Quy trình khử khuẩn và vi sinh được thực hiện bởi thiết bị tạo Ozone, hỗ trợ diệt khuẩn, thanh trùng nguồn nước. Theo đó, nước từ bồn chứa nhờ lực đẩy của bơm chiết rót đi qua hệ thống lọc cặn giúp giảm áp lực nước, tránh làm vỡ đèn UV.

Cơ sở sản xuất sẽ lựa chọn đèn UV dựa trên công suất và thông số để đảm bảo mức độ ổn định cũng như chất lượng của nguồn nước. Sau khi qua đèn UV, nước sẽ tiếp tục được lọc thông qua các lõi lọc sát khuẩn cùng với hệ thống làm mềm nước.

Giai đoạn thanh trùng, diệt khuẩn, ngăn mùi

Giai đoạn thanh trùng, diệt khuẩn, ngăn mùi

Quá trình này giúp hạn chế khả năng tái nhiễm khuẩn, ngăn mùi hôi của nước và đảm bảo an toàn trước khi đóng chai, đóng bình.

Hệ thống chiết rót đóng bình, đóng chai

Thông thường, cơ chế chiết rót đóng bình sẽ được thực hiện bán tự động với 3 quá trình cơ bản. Cụ thể là: xúc rửa bình hoặc chai, chiết rót nước và đóng nắp, in logo thương hiệu.

Giai đoạn chiết rót, đóng chai thành phẩm

Giai đoạn chiết rót, đóng chai thành phẩm

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp mở cơ sở sản xuất nước uống đóng chai với quy mô lớn thì quy trình này nên thay thế bằng dây chuyền sản xuất tự động. Hệ thống tự động sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí thuê nhân công nhưng vẫn đảm bảo sản phẩm được sản xuất và phân phối đáp ứng cả về số lượng lẫn chất lượng.

Các bước cần chuẩn bị để mở cơ sở sản xuất nước uống đóng chai

Kinh doanh chưa bao giờ là điều dễ dàng và việc mở cơ sở sản xuất nước uống đóng chai cũng không ngoại lệ. Mỗi nhà đầu tư hay doanh nghiệp cần phải có sự nghiên cứu với các khâu chuẩn bị hết sức kỹ càng. Dưới đây là các bước chuẩn bị cơ bản nhất:

  • Tìm kiếm mặt bằng mở cơ sở sản xuất nước đóng chai. Cần tránh xa các khu vực nhạy cảm như khu vực xử lý chất thải, nghĩa trang, nhà máy hóa chất, kho xăng dầu, trang trại chăn nuôi,...
  • Tiến hành đăng ký giấy phép kinh doanh (trường hợp chưa đăng ký) hoặc đăng ký thêm về lĩnh vực kinh doanh nước giải khát, các loại nước uống đóng chai.
  • Tìm kiếm và lựa chọn nguồn nước tốt (trường hợp khoan giếng cần phải xin giấy phép và kiểm tra, kiểm nghiệm tổng thể nguồn nước theo quy định của Bộ Y tế).
  • Xây dựng tháp nước cùng hệ thống đường ống cấp nước (đối với các nhà máy sản xuất nước có công suất 5000l/h).
  • Trang bị nguồn điện phù hợp với từng thiết bị.
  • Lựa chọn dây chuyền công nghệ xử lý phù hợp với nguồn nước.
  • Đầu tư các thiết bị chất lượng cho hệ thống xử lý nước tùy thuộc vào nguồn tài chính.
  • Nên đầu tư dây chuyền đóng chai tự động với các cơ sở sản xuất có quy mô vừa và lớn.
  • Chuẩn bị kinh phí cho một số nguồn vật tư như: vỏ bình, vỏ chai, màng co, tem nhãn sản phẩm,...
  • Thiết kế logo và thương hiệu khi mở cơ sở sản xuất nước uống đóng chai.
  • Lên kế hoạch chi tiết về nhân sự, quá trình tuyển dụng và đào tạo.
  • Chuẩn bị phương tiện chuyên chở và phân phối sản phẩm.
  • Sẵn sàng về nguồn tài chính, đủ để vận hành nhà máy sản xuất trong ít nhất 6 tháng đầu, khi chưa có doanh thu.
  • Đầu tư thiết bị sạc điện dự phòng (tùy thuộc vào điều kiện kinh tế).

Chi phí mở cơ sở sản xuất nước uống đóng chai

Mở cơ sở sản xuất nước uống đóng chai với quy mô nhỏ, vừa hay lớn sẽ tùy thuộc vào tài chính của các chủ đầu tư/doanh nghiệp. Tuy nhiên, những chi phí cơ bản mà chủ cơ sở sản xuất cần phải bỏ ra bao gồm các khoản sau:

Chi phí dây chuyền lọc nước tinh khiết

Trước tiên, chi phí đầu tư cho dây chuyền lọc nước tinh khiết gồm có các khoản như sau:

  • Tiền mặt bằng: Mức giá thuê hoặc mua mặt bằng sẽ tùy thuộc vào từng khu vực. Tuy nhiên cần lưu ý chọn mặt bằng từ 60 – 100m2 trở lên.
  • Phí đăng ký giấy phép kinh doanh: Dao động từ 3 – 5 triệu đồng.
  • Chi phí khoan giếng: Khoảng từ 15 triệu đồng trở lên.
  • Bồn chứa nước: Dao động từ 10 – 15 triệu đồng.
  • Dây chuyền sản xuất nước uống đóng bình: Dao động từ 60 – 500 triệu đồng (tùy thuộc vào công suất).
  • Dây chuyền đóng bình – đóng chai thành phẩm: Dao động từ 100 - 800 triệu đồng (tùy thuộc vào mức độ tự động hóa của cơ sở).
  • Chi phí vỏ bình, vỏ chai để đóng gói sản phẩm: Dao động từ 30 – 50 triệu đồng.
  • Chi phí thiết kế tem nhãn, màng co (lần đầu tiên sản xuất ra thị trường): Khoảng 10 – 20 triệu đồng.
Chi phí điều hành cơ sở sản xuất nước uống đóng chai

Chi phí điều hành cơ sở sản xuất nước uống đóng chai

Chi phí nhân công

Nếu doanh nghiệp mở cơ sở sản xuất nước đóng chai với quy mô vừa và lớn thì nên đầu tư vào dây chuyền tự động hóa để tiết kiệm chi phí thuê nhân công. Như vậy, hệ thống cần các vị trí thiết yếu như sau:

  • Nhân viên vận hành hệ thống: 1 - 2 người.
  • Nhân viên giao hàng: 3 - 5 người (tùy vào quy mô hoạt động).
  • Nhân viên đóng gói: 1 - 3 người.
  • Quản lý cơ sở sản xuất: 1 người.

Tính toán chi phí để mở cơ sở sản xuất nước đóng chai

Tổng chi phí ban đầu cần bỏ ra để đầu tư cho cơ sở sản xuất nước uống đóng chai có thể được tính như sau:

  • Giá thành xuất xưởng của mỗi bình nước 20 lít: Dao động từ 4.000 - 7.000 đồng.
  • Giá thành xuất xưởng của mỗi chai nước 500ml: Khoảng 1.200 đồng.

Theo đó, một cơ sở sản xuất nước uống đóng chai hoạt động với quy mô nhỏ, bán tự động, bắt đầu vào tháng thứ 6 đã có thể đạt được khoảng 70% công suất. Trung bình mỗi ngày, cơ sở sản xuất tiêu thụ được khoảng 300 bình nước 20 lít, giá bán cho thị trường là 12.000 đồng/bình. Như vậy, doanh thu mỗi tháng mà cơ sở này đạt được là: 300 bình x 12.000 x 25 ngày = 90.000.000 đồng.

Sau khi trừ các chi phí sản xuất, doanh nghiệp có thể thu về lợi nhuận khoảng 60 triệu đồng. Tuy nhiên cũng có một số doanh nghiệp chỉ đạt được khoảng 20 triệu đồng.

Lưu ý khi mở cơ sở sản xuất nước uống đóng chai để tránh rủi ro

Việc đầu tư kinh doanh ban đầu chắc chắn sẽ không tránh được những trường hợp rủi ro ngoài ý muốn. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa rủi ro khi mở cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, mỗi doanh nghiệp cần tránh những điều sau đây:

  • Chọn công nghệ sản xuất không phù hợp với nguồn nước.
  • Đầu tư, áp dụng những công nghệ lỗi thời, lạc hậu.
  • Trang bị máy móc, thiết bị kém chất lượng, rẻ tiền, không đáp ứng đủ các công năng hoặc thường xuyên phải bảo trì, gây gián đoạn việc sản xuất.
  • Hệ thống vận hành không ổn định dẫn đến sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn.
  • Chỉ tập trung vào việc cạnh tranh giá thành với các đơn vị khác mà không chú trọng việc duy trì và nâng cao chất lượng.
Những điều cần lưu ý khi kinh doanh trong lĩnh vực nước uống đóng chai

Những điều cần lưu ý khi kinh doanh trong lĩnh vực nước uống đóng chai

Trên đây là toàn bộ những điều cần biết khi mở cơ sở sản xuất nước đóng chai. Hy vọng qua những chia sẻ của Công ty CP Long Hậu, các doanh nghiệp đã bổ sung được nhiều kiến thức trong lĩnh vực kinh doanh nước giải khát, nước uống đóng chai.

Tags
Khu công nghiệp Long Hậu - Đối tác phát triển bền vững
Địa chỉ: Ấp 3, xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An
Hotline: (+84 28) 3937 5599 - (+84) 906 938 599
Email:
sales@longhau.com.vn
Fanpage: fb.me/longhau.com.vn
Zalo Official: https://zalo.me/2384735100152725129