Free website hits

Tin tức - sự kiện

Đà Nẵng định hướng nguồn nhân lực công nghệ cao ngành ICT, điện, điện tử

Lượt xem: 54021/10/2021Chia sẻ
 
Đà Nẵng ngày càng thu hút được nhiều tập đoàn, công ty, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước tới phát triển các dự án công nghệ cao. Tuy nhiên, nguồn lực tại thành phố vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế dù nhân lực nhiều nhưng chất lượng cao lại thấp. Chính vì vậy, Đà Nẵng đã đưa ra các định hướng nguồn nhân lực công nghệ cao ngành ICT, điện, điện tử.

Thực tế nguồn nhân lực công nghệ cao ngành ICT

Hiện tại, Đà Nẵng đang ngày càng đẩy mạnh thu hút công nghiệp công nghệ cao. Hàng loạt các tập đoàn lớn trên thế giới như LG, UAC,… đã chọn mảnh đất này làm nơi đặt dự án. Tính đến đầu năm 2021, số lượng doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực này tại địa bàn thành phố đã vượt con số 2.000 doanh nghiệp, nếu tính cả các ngành nghề phụ là 7.000 doanh nghiệp. Chính điều này đã thúc đẩy nhu cầu về nguồn nhân lực công nghệ cao ngành ICT.

Thế nhưng có một thực tế đang buồn là nguồn nhân lực này ở Việt Nam nói chung, Đà Nẵng nói riêng đang thiếu hụt nặng nề. Theo các chuyên gia, chủ đầu tư, chủ doanh nghiệp nhận thấy chất lượng nhân lực các ngành CNTT, điện, điện tử có hàm lượng chất xám tại Đà Nẵng vẫn còn rất hạn chế.
 
Định hướng nguồn nhân lực công nghệ cao ngành ICT, điện tử tại Đà Nẵng

Tính tới cuối năm 2020, trên địa bàn thành phố có hơn 40.000 nhân lực làm việc trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin. Trong số đó có khoảng 16.500 nhân lực làm trong lĩnh vực phần mềm và nội dung số. Tuy nhiên, trước sự gia tăng về nhu cầu chuyển đổi số và phát triển của các doanh nghiệp CNTT thì các con số này vẫn còn khá khiêm tốn.

Đà Nẵng định hướng nguồn nhân lực công nghệ cao ICT

Để đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực ngành CNTT, điện, điện lực cũng như góp phần đạt được mục tiêu công nghệ số đề ra 2025 – 2030, Đà Nẵng đã có những định hướng nhất định. Cụ thể như sau:

Đặt hàng nguồn nhân lực

Để giải quyết vấn đề trên, trước mắt các doanh nghiệp, chủ đầu tư đã phải tự mở lớp mời chuyên gia về đào tạo cho nguồn lực của mình. Bên cạnh đó, họ còn tuyển dụng nhân sự từ nước ngoài về làm việc. Và lẽ dĩ nhiên, điều này sẽ làm tăng một khoản kinh phí đáng kể cho doanh nghiệp.

Do đó, một giải pháp hiệu quả, lâu dài đang được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tại Đà Nẵng áp dụng đó là đặt hàng nguồn nhân lực của mình tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố. Khi ký kết hợp tác, các doanh nghiệp sẽ góp mặt, tham gia trong công tác đào tạo gắn với thực tiễn. Điều này sẽ giúp kiến thức sinh viên học được sẽ sát với thực tế. Doanh nghiệp sau khi nhận được nguồn nhân lực này sẽ không cần phải mất công đào tạo nữa.
 
Doanh nghiệp đặt hàng nguồn nhân lực tại các đơn vị đào tạo

Điều chỉnh định hướng đào tạo

Không nằm ngoài cuộc chuyển đổi công nghệ số, cơ quan ban ngành cùng các cơ sở đào tạo Đà Nẵng cũng có những điều chỉnh, định hướng phù hợp với nhu cầu thực tế. Các mục tiêu cụ thể đã được đề ra như:
  • Tuyển sinh đào tạo, bổ sung cử nhân, kỹ sư chuyên ngành công nghệ thông tin hàng năm.
  • Điều chỉnh, bổ sung các chương trình đào tạo bậc sau đại học, đại học, dạy nghề về CNTT, điện, điện tử.
  • Áp dụng mô hình giáo dục tích hợp khoa học – công nghệ - kỹ thuật – toán học và nghệ thuật, kinh doanh,…
  • Thực hiện quá trình đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao kỹ năng số cho người lao động.
Phối kết hợp chặt chẽ giữa “3 nhà”
 
Nguồn nhân lực công nghệ cao ngành ICT không chỉ đáp ứng về số lượng mà còn phải chú trọng cả về chất lượng. Và để có được điều đó không chỉ là trách nhiệm của nhà trường mà cần phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa “3 nhà”: nhà doanh nghiệp, nhà nước và nhà trường.
 
Phối kết hợp chặt chẽ giữa “3 nhà”
 

Doanh nghiệp cần dự báo nhu cầu về nguồn nhân lực của mình về từng vị trí, lĩnh vực cụ thể và tiến hành đặt hàng với các cơ sở đào tạo. Nhà nước, các cơ quan tỉnh ủy thành phố Đà Nẵng cần dự báo, quy hoạch các dự án đầu tư trọng điểm. Còn về phía nhà trường phải xác định đúng đắn các chuyên ngành đào tạo (nên hoặc không nên đào tạo ngành nào, mở rộng hay thu hẹp ngành gì). Cùng với đó là chỉ tiêu, chương trình đào tạo có lộ trình phù hợp, sát với thực tiễn.

Khi có sự kết hợp chặt chẽ của 3 nhà này, nhân lực ra trường sẽ đáp ứng được nhu cầu thực tiễn tại các doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp không cần tốn công sức tìm kiếm, đào tạo, hiệu quả sản xuất, kinh doanh được nâng cao. Nhà nước giải quyết được bài toán về việc làm cho người dân, góp phần thúc đẩy kinh tế thành phố, hoàn thành mục tiêu kinh tế số đặt ra cho Đà Nẵng.

Có thể thấy, Đà Nẵng đã đưa ra hàng loạt các giải pháp tổng thể và chi tiết trong việc phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao ngành ICT, điện, điện tử. Với những định hướng cụ thể này chắc chắn bài toán nhân lực này sẽ được tháo gỡ nhanh chóng trong thời gian tới. Từ đó góp phần giúp thành phố đạt được những chỉ tiêu đã đề ra, đưa kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân phát triển lên một tầm cao mới.
 
Khu công nghiệp Long Hậu - Đối tác phát triển bền vững
Địa chỉ: Ấp 3, xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An
Hotline: (+84 28) 3937 5599 - (+84) 906 938 599
Email:
sales@longhau.com.vn
Fanpage: fb.me/longhau.com.vn
Zalo Official: https://zalo.me/2384735100152725129