Free website hits

Tin tức - sự kiện

Những yêu cầu đối với doanh nghiệp khi thuê nhà xưởng tại khu đô thị công nghiệp sinh thái

Lượt xem: 154314/06/2021Chia sẻ
 

Những yêu cầu đối với doanh nghiệp khi thuê nhà xưởng tại khu đô thị công nghiệp sinh thái

Sự ra đời của mô hình khu đô thị công nghiệp sinh thái đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường, xã hội,... của hoạt động doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi tham gia thuê nhà xưởng tại Khu đô thị công nghiệp (KĐTCN) sinh thái doanh nghiệp cần đáp ứng những yêu cầu nào? Cùng LHC tìm hiểu thêm thông tin!

Nhà xưởng trong KĐTCN sinh thái

Nhà xưởng trong Khu đô thị công nghiệp sinh thái

Những hạn chế của nhà xưởng tại KCN truyền thống so với nhà xưởng trong KĐTCN sinh thái

Dưới đây là những sự khác biệt của nhà xưởng tại khu công nghiệp truyền thống (KCNTT) và nhà xưởng khu đô thị công nghiệp sinh thái (KĐTCNST):

Khác biệt của nhà xưởng cho thuê tại KCN truyền thống và KĐTCN sinh thái

Chất lượng nhà xưởng

Nhà xưởng truyền thống sử dụng chủ yếu từ các vật liệu tự nhiên như gỗ mái gạch, cốt thép,... thường gặp không ít vấn đề về độ bền vững, khả năng chống chịu cũng như phát sinh chi phí trong quá trình sử dụng.

Đối với nhà xưởng của khu đô thị công nghiệp sinh thái - mô hình công nghiệp bậc cao được nhiều doanh nghiệp không chỉ tại Việt Nam mà cả trên thế giới đều hướng đến. Vì vậy, chất lượng của nhà xưởng luôn được đảm bảo tốt nhất.

Nhà xưởng của KĐTCN sinh thái LHC

Nhà xưởng của KĐTCN sinh thái LHC

Sự liên kết với các ngành nghề sản xuất khác trong KCN

Sự liên kết của các ngành nghề trong nhà xưởng KCN truyền thống bao gồm sản xuất hàng công nghiệp và cung ứng các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, còn với nhà xưởng KĐTCN sinh thái sẽ thiết lập hệ sinh thái công nghiệp trong và ngoài KĐTCNST. Từ đó, tạo chu trình sản xuất tuần hoàn giữa các doanh nghiệp trong KCN cũng như giữa doanh nghiệp trong KCN với doanh nghiệp hoặc các khu vực chức năng khác ở bên ngoài. 

Ngoài ra, KĐTCN sinh thái được chia thành:

  • KĐTCNST nông nghiệp

  • KĐTCNST tái tạo tài nguyên

  • KĐTCNST năng lượng tái sinh 

  • KĐTCNST nhà máy điện 

  • KĐTCNST lọc hóa dầu, hóa chất.

Đặc điểm nhà xưởng khu công nghiệp

Nhà xưởng khu công nghiệp truyền thống:

  • Không có người dân tập trung sinh sống.

  • Sản xuất hàng công nghiệp.

  • Chất thải trong quá trình sản xuất không được xử lý hoặc tái chế có thể gây ra hậu quả vừa gây lãng phí tài nguyên thiên nhiên vừa gây ô nhiễm môi trường.

Nhà xưởng khu đô thị công nghiệp sinh thái:

  • Hạn chế bụi bẩn, tiếng ồn của nhà xưởng.

  • Tạo cảnh quan và môi trường thoáng mát, sạch sẽ giúp người lao động có không gian thoải mái nhằm tăng năng suất lao động.

  • Giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất bằng cách tái chế, tái sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng.

  • Hạn chế ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng, quản lý chất thải và tái tạo tài nguyên.

Nhà xưởng KĐTCN sinh thái góp phần hạn chế ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng, quản lý chất thải và tái tạo tài nguyên

Nhà xưởng KĐTCN sinh thái góp phần hạn chế ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng, quản lý chất thải và tái tạo tài nguyên

Mô hình hoạt động của một KĐTCN sinh thái

Hiện nay, khu đô thị công nghiệp sinh thái đã trở thành một mô hình mới trong việc phát triển công nghiệp, kinh tế, môi trường và xã hội phù hợp với tiến trình phát triển bền vững toàn cầu. 

Đến nay, khu đô thị công nghiệp sinh thái được xem là một “cộng đồng” các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau cùng hướng về lợi ích: hướng tới một hoạt động mang tính xã hội, kinh tế và môi trường chất lượng cao, thông qua sự hợp tác trong quản lý các vấn đề liên quan đến môi trường và nguồn tài nguyên (năng lượng, nước và nguyên vật liệu). Bằng cách này, các doanh nghiệp trong cùng KĐTCNST sẽ thu được một hiệu quả tổng thể lớn hơn so với tổng lợi ích mà từng nhà máy  từng doanh nghiệp hoạt động riêng lẻ gộp lại.

Mô hình KĐTCNST ra đời giúp cải thiện hiệu quả kinh tế của các nhà máy tham gia vào KCNST cũng như giảm thiểu những tác động của nó đến môi trường. Một khu đô thị công nghiệp sinh thái thực sự cần phải là:

  • Một nhóm các doanh nghiệp sử dụng các bán thành phẩm, phế phẩm của nhau.

  • Một tập hợp các công ty, doanh nghiệp tái chế.

  • Một tập hợp các công ty, doanh nghiệp có công nghệ sản xuất bảo vệ môi trường.

  • Một tập hợp các công ty, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm “sạch”.

  • Một KCN được thiết kế theo một chủ đề môi trường nhất định chẳng hạn như KĐTCNST năng lượng tái sinh, KĐTCNST tái tạo tài nguyên,...

Nhà xưởng KCN

Nhà xưởng KCN 

Những ngành nghề khuyến khích đầu tư vào KĐTCN sinh thái của LHC

Một số ngành nghề phổ biến phù hợp với diện tích từ 300m2 - 500m2:

Những ngành nghề phù hợp với diện tích nhà xưởng xây sẵn cho thuê của LHC

Nhà xưởng xây sẵn cho thuê của LHC với kích thước trung bình từ 300m2 - 500m2 là loại nhà xưởng được đánh giá là nhà xưởng tiềm năng, phù hợp nhiều ngành nghề khác nhau:

Sản xuất linh kiện điện tử: Diện tích 300m2 - được hầu hết các doanh nghiệp đầu tư phát triển bởi đem đến lợi nhuận cao. Với diện tích này sẽ phù hợp cho các thao tác sản xuất chất bán dẫn và linh kiện ứng dụng điện tử. Hơn nữa, các quy trình kiểm tra chức năng, lắp ráp và kiểm tra thành phẩm đều được thực hiện ngay bên trong nhà xưởng xây sẵn.

Nhà xưởng sản xuất linh kiện điện tử

Nhà xưởng sản xuất linh kiện điện tử

Sản xuất thực phẩm: Để đảm bảo chất lượng đầu ra của thực phẩm, nhà xưởng xây sẵn phải đáp ứng được các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, doanh nghiệp cần cân nhắc khi lựa chọn nhà xưởng xây sẵn với diện tích 250m2 - 500m2.

Ngoài ra, toàn bộ cơ sở phải tuân thủ về quy định an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất:

  • Cách thiết kế và bố trí nhà xưởng hợp lý.

  • Kết cấu nhà xưởng thoáng mát.

  • Hệ thống cung cấp và xử lý nước vận hành tốt.

  • Trang thiết bị và vật dụng tiêu hao phải qua kiểm định.

Ngoài ra, một số ngành phù hợp với nhà xưởng xây sẵn diện tích 300m2 - 500m2:

  • Sản xuất mỹ phẩm.

  • Sản xuất may mặc.

  • Sản xuất bao bì.

  • Sản xuất cơ khí.

>>> Xem thêm thông tin về những ngành nghề phù hợp với nhà xưởng xây sẵn cho thuê.

Những yêu cầu khi tham gia KĐTCN sinh thái 

Tiêu chí xác định khu đô thị công nghiệp sinh thái được quy định tại Điều 42 Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, (có hiệu lực 10/07/2018), theo đó:

  1. Nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp phải thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật.

  • Tuân thủ về sản xuất kinh doanh.

  • Bảo vệ môi trường và lao động.

Khuyến khích nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp áp dụng hệ thống quản lý sản xuất và môi trường theo các tiêu chuẩn của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) phù hợp.

  1. Nhà đầu tư phát triển hạ tầng kết cấu khu công nghiệp cung cấp đầy đủ các dịch vụ cơ bản trong khu công nghiệp theo quy định pháp luật, bao gồm: Dịch vụ hạ tầng thiết yếu (điện, nước, thông tin, phòng cháy, chữa cháy,...) và các dịch vụ liên quan.

  2. Tối thiểu 90% doanh nghiệp trong khu công nghiệp có nhận thức về sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn và tối thiểu 20% doanh nghiệp trong khu công nghiệp áp dụng các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn, đổi mới, cải tiến phương pháp quản lý và công nghệ sản xuất để giảm chất thải, chất gây ô nhiễm, tái sử dụng chất thải và phế liệu.

  3. Dành tối thiểu 25% diện tích đất khu công nghiệp cho các công trình cây xanh, giao thông, các hạ tầng dịch vụ dùng chung theo quy chuẩn xây dựng của Bộ Xây dựng.

  4. Thực hiện ít nhất 01 liên kết cộng sinh công nghiệp và ít nhất 10% tổng số doanh nghiệp trong khu công nghiệp có kế hoạch tham gia các liên kết cộng sinh công nghiệp.

  5. Có giải pháp đảm bảo nhà ở và các công trình xã hội, văn hóa và thể thao cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp.

  6. Nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp có cơ chế phối hợp thực hiện giám sát đầu vào và đầu ra của khu công nghiệp về sử dụng năng lượng, nước, các vật liệu sản xuất thiết yếu, quản lý hóa chất độc hại; lập báo cáo định kỳ hàng năm về các kết quả đạt được trong hoạt động hiệu quả tài nguyên và giám sát phát thải của khu công nghiệp, báo cáo Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế của địa phương.

  7. Hàng năm, nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp thực hiện công bố báo cáo thực hiện bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội và các đóng góp cho cộng đồng xung quanh khu công nghiệp tới Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế của địa phương và đăng trên website của doanh nghiệp.

Những lợi ích khi thuê nhà xưởng của khu công nghiệp sinh thái tại LHC

Những doanh nghiệp khi lựa chọn nhà xưởng trong khu công nghiệp sinh thái thường mong muốn lựa chọn nhà xây sẵn hoặc xây theo yêu cầu bởi điều này giúp họ tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể. 

Việc thuê nhà xưởng xây sẵn trong khu công nghiệp sinh thái mang lại lợi ích:

  • Giảm chi phí sản xuất, năng lượng nguyên vật liệu cũng như nguyên vật liệu, đồng thời giảm được gánh nặng trách nhiệm pháp lý về mặt môi trường.

  • Cải  thiện  hiệu  quả  sản  xuất,  chất  lượng  sản  phẩm  và  môi trường đồng thời tạo được ấn tượng tốt đối với người tiêu dùng.

  • Doanh nghiệp được phép ký hợp đồng ngắn hạn.

Đầu tư vào khu công nghiệp LHC - doanh nghiệp được phép ký hợp đồng ngắn hạn

Đầu tư vào khu công nghiệp LHC - doanh nghiệp được phép ký hợp đồng ngắn hạn

Nhà xưởng trong khu đô thị công nghiệp sinh thái tại LHC cung cấp đầy đủ giấy phép xây dựng và đạt tiêu chuẩn về hệ thống cấp nước, xử lý nước thải,... Với hơn 13 năm phát triển, hơn 200 nhà đầu tư trong và nước ngoài tin tưởng lựa chọn KCN LHC, điều này giúp LHC ngày càng không ngừng nỗ lực để đem đến sự hài lòng cho chủ đầu tư.

Tags
Khu công nghiệp Long Hậu - Đối tác phát triển bền vững
Địa chỉ: Ấp 3, xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An
Hotline: (+84 28) 3937 5599 - (+84) 906 938 599
Email:
sales@longhau.com.vn
Fanpage: fb.me/longhau.com.vn
Zalo Official: https://zalo.me/2384735100152725129