Free website hits

Tin tức - sự kiện

Pháp luật về xử lý nước thải sản xuất tại KCN dành cho nhà đầu tư

Lượt xem: 315329/04/2021Chia sẻ
Trong bối cảnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, việc tập trung xử lý nước thải sản xuất tại các khu công nghiệp (KCN) rất cần thiết để đảm bảo hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường. Nghiên cứu quy định của pháp luật về xử lý nước thải sản xuất là việc thiết yếu các nhà đầu tư cần tìm hiểu để đảm bảo thực hiện chính xác.

Những quy định pháp luật về xử lý nước thải sản xuất trong khu công nghiệp

Vấn đề môi trường đặc biệt là nước thải đang được rất nhiều người dân quan tâm vì ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và thủy hải sản trên sông, biển. Theo đó, hàng năm, Chính phủ luôn rà soát sát sao các chất thải do nhà máy công nghiệp xử lý trước khi xả ra môi trường.

Có thể bạn quan tâm:  Dịch vụ xin giấy phép môi trường nhanh chóng tại Long Hậu

Khu công nghiệp Long Hậu cũng nằm gần khu dân cư
Khu công nghiệp Long Hậu nằm gần khu dân cư nên việc xử lý nước thải luôn được quan tâm và ưu tiên trên hết

Ngày 5/5/2020 Chính phủ ban hành Nghị định số 53/20202/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường với nước thải quy định như sau:

Đối tượng chịu phí 

1. Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định này là nước thải công nghiệp thải vào nguồn tiếp nhận nước thải theo quy định pháp luật và nước thải sinh hoạt, trừ trường hợp miễn thu phí theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.

2. Nước thải công nghiệp là nước thải từ các nhà máy, địa điểm, cơ sở sản xuất, chế biến (sau đây gọi chung là cơ sở) của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm:

a) Cơ sở sản xuất, chế biến: Nông sản, lâm sản, thủy sản, thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá.

b) Cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại theo quy định pháp luật về chăn nuôi; cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm.

c) Cơ sở nuôi trồng thủy sản thuộc diện phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định.

d) Cơ sở sản xuất thủ công nghiệp trong các làng nghề.

đ) Cơ sở: Thuộc da, tái chế da, dệt, nhuộm, may mặc.

e) Cơ sở: Khai thác, chế biến khoáng sản.

g) Cơ sở sản xuất: Giấy, bột giấy, nhựa, cao su; linh kiện, thiết bị điện, điện tử;

h) Cơ sở: Cơ khí, luyện kim, gia công kim loại, chế tạo máy và phụ tùng.

i) Cơ sở: Sơ chế phế liệu, phá dỡ tàu cũ, vệ sinh súc rửa tàu, xử lý chất thải.

k) Cơ sở: Hóa chất cơ bản, phân bón, dược phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, đồ gia dụng.

l) Nhà máy cấp nước sạch, nhà máy điện.

m) Hệ thống xử lý nước thải tập trung tại khu đô thị.

n) Hệ thống xử lý nước thải tập trung tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, cảng cá, khu công nghệ cao và các khu khác.

o) Cơ sở sản xuất, chế biến khác có phát sinh nước thải từ hoạt động sản xuất, chế biến.

Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp

a) Cơ sở có tổng lượng nước thải trung bình trong năm dưới 20 m3/ngày (24 giờ) áp dụng phí cố định tính theo khối lượng nước thải (không áp dụng mức phí biến đổi) như sau:

- Năm 2020, áp dụng mức phí 1.500.000 đồng/năm.

- Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, áp dụng theo Biểu sau:

Số TT

Lưu lượng nước thải bình quân (m3/ngày)

Mức phí (đồng/năm)

1

Từ 10 đến dưới 20

4.000.000

2

Từ 5 đến dưới 10

3.000.000

3

Dưới 5

2.500.000

b) Cơ sở sản xuất, chế biến có tổng lượng nước thải trung bình trong năm từ 20 m3 /ngày trở lên: phí tính theo công thức sau: F = f + C.

Trong đó:

- F là số phí phải nộp.

- f là mức phí cố định: 1.500.000 đồng/năm (kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi là 4.000.000 đồng/năm); trường hợp cơ sở bắt đầu hoạt động sau quý I, số phí phải nộp tính cho thời gian từ quý cơ sở bắt đầu hoạt động đến hết năm, mức phí cho 01 quý = f/4.

- C là phí biến đổi, tính theo: tổng lượng nước thải ra, hàm lượng thông số ô nhiễm của từng chất có trong nước thải và mức thu đối với mỗi chất theo Biểu dưới đây:

Số TT

Thông số ô nhiễm tính phí

Mức phí (đồng/kg)

1

Nhu cầu ô xy hóa học (COD)

2.000

2

Chất rắn lơ lửng (TSS)

2.400

3

Thủy ngân (Hg)

20.000.000

4

Chì (Pb)

1.000.000

5

Arsenic (As)

2.000.000

6

Cadimium (Cd)

2.000.000

c) Thông số ô nhiễm (thuộc diện phải thực hiện đo đạc, kê khai và tính phí) được xác định căn cứ vào quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với nước thải hiện hành. Trường hợp nước thải của cơ sở chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường tương ứng thì căn cứ vào thông số ô nhiễm có trong hồ sơ môi trường (hồ sơ đã được cơ quan quản lý nhà nước về môi trường phê duyệt, xác nhận).

d) Lượng nước thải/ngày được xác định theo số liệu đo đạc thực tế hoặc kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.

Theo chương III Điều 8 mục 2 quy định kê khai, thẩm định tờ khai và nộp phí môi trường

2. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp

a) Đối với cơ sở có tổng lượng nước thải trung bình trong năm tính phí từ 20 m3/ngày trở lên: Hàng quý, chậm nhất là ngày 20 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo, người nộp phí kê khai phí (theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này) với tổ chức thu phí và nộp phí vào tài khoản “Tạm thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp” của tổ chức thu phí mở tại Kho bạc Nhà nước; nộp bổ sung số phí phải nộp theo Thông báo của tổ chức thu phí (nếu có) trong thời hạn 10 ngày kể từ khi có Thông báo.

b) Đối với cơ sở có tổng lượng nước thải trung bình trong năm tính phí dưới 20 m3/ngày (nộp phí cố định theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này), người nộp phí thực hiện:

- Kê khai phí một lần với tổ chức thu phí khi mới bắt đầu hoạt động (theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này), thời gian khai chậm nhất là ngày 20 tháng liền sau tháng bắt đầu hoạt động.

- Nộp phí một lần cho cả năm theo Thông báo của tổ chức thu phí, thời hạn nộp phí chậm nhất là ngày 31 tháng 3 hàng năm. Trường hợp cơ sở bắt đầu hoạt động sau ngày 31 tháng 3 hàng năm thực hiện nộp phí theo Thông báo của tổ chức thu phí trong thời hạn 10 ngày kể từ khi có Thông báo.

Có thể quý khách cũng quan tâm: Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận PCCC tại Khu công nghiệp

Hệ thống xử lý nước thải sản xuất tại khu công nghiệp Long Hậu

Hiện nay, không thể phủ nhận tầm quan trọng về mặt chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các khu công nghiệp trên khắp cả nước. Sự phát triển nhanh chóng của các khu công nghiệp tạo điều kiện cho người dân nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống đồng thời khẳng định vị thế của Việt Nam với các nước bạn. 

Mô hình xử lý nước thải tại Khu Công Nghiệp
Một mô hình xử lý nước tại nhà máy (Nguồn ảnh: samcotech.com)

Tuy nhiên, một vấn đề khiến nhiều người phải đau đầu đó là tình trạng xử lý nước thải. Nhìn chung, thực trạng ô nhiễm đang được kiểm soát gắt gao nhưng các hoạt động đa dạng của xưởng sản xuất khiến cho việc giám sát vẫn còn nhiều bất cập. 

Nhiều KCN có lượng nước thải quá lớn khiến cho công tác quản lý trở nên khó khăn và gây ra những hậu quả tiêu cực. Vấn đề nhức nhối này khiến cho các nhà đầu tư e ngại khi lựa chọn điểm đặt xưởng hay xí nghiệp tại các khu công nghiệp. Chính vì vậy, yêu cầu cấp thiết của các KCN đó là xây dựng hệ thống xử lý nước thải sản xuất công nghiệp đảm bảo chất lượng và đúng theo tiêu chuẩn của nhà nước. 

KCN Long Hậu (LHC) tự hào với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thiết lập, kiểm soát và xử lý nước thải đạt chuẩn môi trường. Tại đây, các đối tác đã từng đầu tư cùng LHC đều hài lòng và an tâm vì trang thiết bị xử lý hiện đại, ổn định lại tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối. 

Nhà máy xử lý nước thải của Long Hậu có diện tích khoảng 10.000m2 là nơi tập trung tất cả chất thải từ các cơ sở hoạt động trong LHC. Hiện tại, nhà máy đi vào vận hành với công suất xử lý là 5.000m3/ngày và được chia làm 2 giai đoạn, trong đó, giai đoạn 1 là 2.000m3/ngày.

Có thể bạn quan tâm đến dịch vụ pháp lý doanh nghiệp của Long Hậu để giải quyết những vấn đề liên quan đến pháp lý trong hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, việc xin giấy phép xây dựng cũng là một phần quan trọng không thể bỏ qua. Chúng tôi có thể hỗ trợ doanh nghiệp với dịch vụ này, đảm bảo rằng các thủ tục pháp lý được thực hiện đầy đủ và chính xác, giúp doanh nghiệp của bạn hoạt động một cách hợp pháp và minh bạch hơn.

Đầu tư vào KCN Long Hậu ngay với lợi thế hệ thống xử lý nước thải quy mô, tiên tiến và hiện đại nhất

Nằm tại vị trí chiến lược ưu tiên phát triển dự án “Tiến ra biển Đông” của TP.HCM, Long Hậu giữ vai trò then chốt trong sự phát triển bền vững của dự án. Nhiều năm qua, các nhà đầu tư từ startup mới thành lập cho đến lâu đời đều ưu tiên lựa chọn Long Hậu là nơi đầu tư không chỉ bởi vị trí đắc địa, giao thông thuận lợi, tiết kiệm chi phí, thời gian mà LHC còn đem đến cho nhà đầu tư những lợi ích to lớn. 

Một trong những vấn đề rắc rối của các xí nghiệp đó là xử lý nước thải sau khi sản xuất thì tại đây, LHC có thể đảm bảo giúp các doanh nghiệp an tâm trong khâu xử lý và có thể tập trung hoạt động sản xuất, nâng cao doanh thu của quý đối tác. Không chỉ dừng lại tại đó, LHC cam kết sẽ phát triển thêm nhiều dịch vụ hỗ trợ cho quý doanh nghiệp nhanh chóng thu được lợi nhuận và thành công trong các dự án đầu tư tại đây. Quý đối tác doanh nghiệp nếu có nhu cầu biết thêm thông tin và hỗ trợ khi đầu tư tại Long Hậu vui lòng liên hệ qua Hotline: 0906 938 599.

Các bài viết liên quan:

Khu công nghiệp Long Hậu - Đối tác phát triển bền vững
Địa chỉ: Ấp 3, xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An
Hotline: (+84 28) 3937 5599 - (+84) 906 938 599
Email:
sales@longhau.com.vn
Fanpage: fb.me/longhau.com.vn
Zalo Official: https://zalo.me/2384735100152725129