Tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp theo quy định
Tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp được hiểu như thế nào?
Tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp bao gồm những quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật do cơ quan quản lý đề ra. Mục đích của tiêu chuẩn này nhằm cung cấp giải pháp thiết kế chiếu sáng hiệu quả cho mỗi xưởng khác nhau. Tuân thủ bộ tiêu chuẩn chiếu sáng giúp doanh nghiệp tiết kiệm điện năng, đồng thời mang lại hiệu quả công việc tốt nhất.
Tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp giúp doanh nghiệp tiết kiệm điện năng
Đồng thời, sử dụng hệ thống chiếu sáng khoa học cho nhà xưởng sẽ tạo được môi trường làm việc tốt cho thị giác. Sức khỏe của người lao động trong suốt quá trình làm việc được đảm bảo an toàn và thoải mái. Ánh sáng sử dụng trong hệ thống này có thể là ánh sáng Mặt Trời, đèn điện hoặc kết hợp cả hai.
Quy định về tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp
Tiêu chuẩn Việt Nam 7114–1:2008: Ecgônômi – Chiếu sáng vùng làm việc
Đây là tiêu chuẩn chiếu sáng đưa ra những yêu cầu chung về độ rọi của đèn trên bề mặt làm việc, độ rọi đạt độ đồng đều cao.
Chỉ số hoàn màu của ánh sáng (Ra) phải đạt tiêu chuẩn từ 60 – 100 đối với từng khu vực làm việc.
Ánh sáng luôn phải đảm bảo an toàn cho người lao động. Không gây chói/lóa mắt để mang lại năng suất và hiệu quả làm việc cao.
STT | Khu vực chức năng | Độ rọi | Chỉ số hoàn màu (Ra) | Mật độ công suất | Giới hạn hệ số chói lóa |
1 | Xưởng sản xuất, nhà máy | 200 | 80 | >13 | 19 |
2 | Phân xưởng gia công chi tiết | 300 | 80 | >13 | 19 |
3 | Khu vực dây chuyền sản xuất | 750 | 80 | >13 | 22 |
4 | Khu vực kiểm định chất lượng thành phẩm | 500 | 80 | >13 | 22 |
5 | Khu vực nhà kho | 100 | 80 | <8 | 19 |
Bảng chỉ tiêu chất lượng ánh sáng theo tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng Ecgônômi
Tiêu chuẩn chiếu sáng theo “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia: QCVN 09:2013/BXD”
Quy chuẩn áp dụng đối với công trình thiết kế nhà xưởng có diện tích từ 2500m2 trở lên.
Hệ thống chiếu sáng cần có mật độ công suất tối đa để khả dụng trong không gian nhà xưởng.
Quy chuẩn quy định hiệu suất cho phép các công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả.
Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn chiếu sáng trong nhà xưởng công nghiệp
Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn chiếu sáng trong nhà xưởng công nghiệp gồm:
Các tiêu chuẩn ánh sáng trong sản xuất cần được áp dụng với mỗi thiết kế nhà xưởng tại từng khu vực. Mỗi một nơi làm việc khác nhau sẽ cần đáp ứng tiêu chuẩn chiếu sáng riêng biệt.
Một vài nhà xưởng với lĩnh vực sản xuất đặc thù cần phải đảm bảo hệ thống chiếu sáng đạt tiêu chuẩn mới có thể tạo ra những sản phẩm đủ số lượng và chất lượng tốt.
Tham khảo bảng tiêu chuẩn độ rọi của một số ngành công nghiệp sản xuất phổ biến:
STT | Đối tượng chiếu sáng | Độ rọi trung bình theo tiêu chuẩn (đơn vị: Lux) |
1 | CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT THỰC PHẨM | |
Nghiền nguyên liệu | 300 | |
Sơ chế nguyên liệu khô | 150 | |
Chế biến và lọc | 150 | |
Đóng gói | 500 | |
2 | NHÀ XƯỞNG SẢN XUẤT THUỐC LÁ | 500 |
3 | NHÀ XƯỞNG SẢN XUẤT GIẤY | 300 |
4 | CÔNG NGHIỆP GỐM SỨ | |
Công đoạn nung vật liệu | 150 | |
Công đoạn đúc, nặn, ép | 300 | |
Đánh vecni và trang trí | 500 | |
5 | NHÀ KHO | 150 |
Bảng tiêu chuẩn độ rọi của một số ngành công nghiệp sản xuất phổ biến
Bộ tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng công nghiệp đầy đủ gồm những gì?
Bộ tiêu chuẩn chiếu sáng trong thiết kế nhà xưởng công nghiệp đầy đủ gồm những nhân tố sau:
Tiêu chuẩn môi trường ánh sáng
Hệ thống chiếu sáng đạt chuẩn cần chiếu rọi đến mọi không gian, vị trí làm việc trong nhà xưởng.
Hệ thống đảm bảo khả năng chống lóa, chống chói mắt cho người lao động để không làm ảnh hưởng đến năng suất làm việc và chất lượng sản phẩm.
Thiết kế hệ thống sao cho không có hiện tượng bị bóng người lao động, máy móc che khuất.
Hệ thống chiếu sáng đạt chuẩn cần chiếu rọi đến mọi không gian, vị trí làm việc trong nhà xưởng
Màu ánh sáng, nhiệt độ màu đạt tiêu chuẩn, phù hợp với từng môi trường làm việc cũng như yêu cầu khi sản xuất.
Hệ thống chiếu sáng không được có hiện tượng bị nhấp nháy gây ảnh hưởng đến thị giác của người lao động.
Thiết kế hệ thống chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp đạt chuẩn chất lượng ngay từ đầu để hạn chế việc bảo dưỡng và sửa chữa.
Quy định về tiêu chuẩn chiếu sáng trong nhà
Ánh sáng trong nhà được quy định theo những văn bản pháp lý dưới đây để đảm bảo chất lượng cuộc sống và an toàn cho sức khỏe con người. Những tiêu chuẩn được áp dụng bao gồm:
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 09:2013/BXD.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7114-1:2008.
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 05:2008/BXD.
Quyết định của Bộ Y tế 3733/2002/QĐ-BYT .
Tiêu chuẩn độ rọi ánh sáng nhà xưởng công nghiệp
Mỗi không gian làm việc sẽ có những yêu cầu về độ rọi của ánh sáng riêng.
Tiêu chuẩn về độ rọi sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất cũng như sản phẩm của nhà xưởng.
Tiêu chuẩn trả màu CRI
Trả màu CRI được hiểu là chỉ số về độ chân thực của màu sắc ánh sáng khi chiếu xuống khu vực làm việc.
Chỉ số hoàn màu tỷ lệ thuận với màu sắc ánh sáng.
Chỉ số hoàn màu có thang đo với các mức trong khoảng 1 – 100 (Ra).
Tùy theo từng khu vực của nhà xưởng sẽ có chỉ số trả màu CRI khác nhau.
Các khu vực của nhà xưởng sẽ có chỉ số hoàn màu khác nhau
Những nơi không yêu cầu cao về ánh sáng thường sẽ có chỉ số trả màu CRI từ 20 – 40 Ra, tùy thuộc vào loại đèn LED được lắp đặt.
Độ rọi, độ chói theo tiêu chuẩn chiếu sáng
Tiêu chuẩn về độ rọi và độ chói phụ thuộc vào từng khu vực làm việc của nhà xưởng.
Một số tiêu chuẩn của độ rọi và độ chói trong nhà xưởng được quy định dưới bảng sau:
STT | Khu vực chiếu sáng | Tiêu chuẩn quy định chất lượng chiếu sáng | ||
Độ rọi (Lux) | Chỉ số hoàn màu tối thiểu (Ra) | Giới hạn hệ số chói lóa | ||
1 | Kho | ≥100 | ≥60 | 25 |
2 | Khu kiểm tra và phân loại sản phẩm | ≥500 | ≥80 | Độ chói thấp |
3 | Không gian chung của nhà xưởng | ≥200 | ≥80 | Không xem xét |
4 | Nhà xưởng sản xuất | ≥300 | ≥80 | Không xem xét |
5 | Công trình phụ: Nhà vệ sinh | ≥200 | ≥80 | 25 |
Bảng tiêu chuẩn của độ rọi và độ chói trong nhà xưởng
Hạn chế tình trạng nhấp nháy
Tình trạng nhấp nháy sẽ gây khó chịu hoặc dẫn đến các bệnh về mắt cho người lao động.
Tình trạng nhấp nháy gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, giảm chất lượng và năng suất của sản phẩm.
Doanh nghiệp cần trang bị các loại đèn LED chất lượng cao cho hệ thống chiếu sáng để không xảy ra tình trạng trên.
Kiểm tra bộ nguồn để đảm bảo nguồn chất lượng giúp ngăn chặn tình trạng trên.
Cách tính toán tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp
Tính toán tiêu chuẩn chiếu sáng bằng hệ số sử dụng Ksd
Phương pháp này không sử dụng chỉ số phản xạ của tường với ánh sáng trong tính toán mà thông qua hệ số quang thông đèn LED. Hệ số sử dụng Ksd được sử dụng cho những thiết kế nhà xưởng có diện tích chiếu sáng trên 10m2.
Công thức tính:
N = (E*A)/(F*UF*LLF)
Trong đó:
N: Số mối đèn được lắp.
E: Hệ số phản xạ của ánh sáng rọi trên bề mặt khu vực làm việc.
A: Diện tích nhà xưởng.
F: Tổng lượng quang thông đèn LED.
UF: Hệ số đèn sử dụng trên mỗi mối lắp.
LLF: Hệ số ánh sáng bị thất thoát khi chiếu.
Tính toán chiếu sáng nhà xưởng gần đúng bằng đèn ống
Phương pháp tính toán chiếu sáng bằng đèn ống dùng để tính sẵn cho một phòng. Trong trường hợp tính toán cho nhà xưởng, doanh nghiệp chỉ cần áp dụng công thức và thay bằng các thông số của xưởng là có thể tính được số lượng đèn chiếu sáng, công suất hoặc hệ số quang thông.
Công thức tính:
n = P/1,25.p’
Trong đó:
n: Số đèn cần sử dụng.
P: Công suất của đèn dùng trong thiết kế.
p’: Công suất mỗi đèn ống.
Phương pháp tính toán gần đúng với đèn ống tính toán sẵn 1 phòng với 2 đèn ống công suất 30W; độ rọi Eđm=100lx; quang thông 1230lm.
Cách tính toán chiếu sáng phân xưởng theo từng điểm
Phương pháp tính toán chiếu sáng theo từng điểm thường được sử dụng cho phân xưởng có những yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn chiếu sáng.
Công thức tính:
E=F/S hoặc E= I/R^2
Trong đó:
F: Quang thông (Lumen).
S: Diện tích chiếu sáng (m2).
I: Cường độ chiếu sáng.
R: Khoảng cách từ điểm sáng đến điểm tính toán.
Tính toán gần chính xác và gần chính xác thứ 2
Phương pháp tính toán tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng gần chính xác
Phương pháp này phù hợp cho nhà xưởng có quy mô và diện tích nhỏ. Phương pháp tính toán tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng gần chính xác có độ chính xác cao.
Công thức tính:
P tổng = p.S
Trong đó:
P tổng: Tổng công suất chiếu sáng tại phân xưởng.
p: Công suất/mét vuông (W/m2).
S: Diện tích phân xưởng cần chiếu sáng.
Phương pháp tính toán chiếu sáng nhà xưởng gần chính xác thứ 2
Cách này cơ bản sẽ giống với phương pháp tính toán chiếu sáng nhà xưởng gần chính xác. Sự khác biệt chính là khi thiết kế lấy độ rọi E phù hợp với độ rọi trong bảng không cần hiệu chỉnh. Trong trường hợp cần hiệu chỉnh thì sẽ áp dụng theo công thức: W/m2.
Tóm lại, việc tính toán chiếu sáng nhà xưởng có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc của công nhân và năng suất sản phẩm. Vì thế, doanh nghiệp cần nắm được cách để tính toán sao cho hợp lý và tiết kiệm kinh phí. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần xác định đặc thù của lĩnh vực sản xuất để áp dụng tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng sao cho phù hợp.
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp đang cần tìm một công ty xây dựng nhà xưởng uy tín, chuyên nghiệp thì hãy liên hệ ngay cho Công ty CP Long Hậu để được đơn giá thi công xây dựng nhà xưởng chi tiết nhất. Chúng tôi là một trong những đơn vị thi công nhà xưởng, thiết kế nhà xưởng đẹp uy tín hàng đầu. Đồng thời sở hữu Khu công nghiệp Long Hậu và dịch vụ cho thuê nhà xưởng với mức giá ưu đãi nhất.