Quy trình cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao
Tất cả các dự án đăng ký đầu tư vào khu công nghệ cao (CNC) phải đáp ứng được tiêu chí về công nghệ cao và thông qua quy trình thẩm định công nghệ chặt chẽ theo quy định của pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về các tiêu chí và quy trình cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao mà các nhà đầu tư cần biết.
1. Các tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao
Doanh nghiệp công nghệ cao là gì?
Theo Điều 3 Luật Công nghệ cao 2008: Doanh nghiệp công nghệ cao là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao, có hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao.
Tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao
Quyết định 19/2015/QĐ-TTg quy định, doanh nghiệp công nghệ cao là doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí quy định tại điểm a và b Điều 75 Luật đầu tư và đáp ứng các tiêu chí cụ thể sau:
Thứ nhất, doanh thu từ sản phẩm công nghệ cao của doanh nghiệp đạt ít nhất 70% tổng doanh thu hàng năm.
Thứ hai, tổng chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển được thực hiện tại Việt Nam trên tổng doanh thu thuần hàng năm đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đạt ít nhất 1%. Đối với các doanh nghiệp có tổng nguồn vốn trên 100 tỷ đồng và tổng số lao động trên 300 người tỷ lệ này phải đạt ít nhất 0,5%.
Thứ ba, số lượng lao động có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên trực tiếp thực hiện việc nghiên cứu và phát triển trên tổng số lao động của doanh nghiệp đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đạt ít nhất 5%. Đối với các doanh nghiệp có tổng nguồn vốn trên 100 tỷ đồng và tổng số lao động trên 300 người tỷ lệ này phải đạt ít nhất 2,5%, nhưng không thấp hơn 15 người.
Còn tại điểm a và b Điều 75 Luật đầu tư quy định, doanh nghiệp công nghệ cao cần đáp ứng:
- Sản xuất sản phẩm công nghệ cao thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển;
- Áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam; trường hợp chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam thì áp dụng tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế chuyên ngành.
Doanh nghiệp công nghệ cao sẽ được ưu đãi, hỗ trợ gì?
Cũng theo Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg, nhà đầu tư sau khi nhận được Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ:
- Hưởng ưu đãi cao nhất theo qui định của pháp luật về đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
- Được xem xét hỗ trợ kinh phí đào tạo, nghiên cứu và phát triển, sản xuất thử nghiệm từ kinh phí của Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao.
2. Thông tin về một số Khu công nghệ cao nổi bật tại Việt Nam
Khu công nghệ cao được thành lập với mục đích thúc đẩy và tạo mối liên kết chặt chẽ giữa hoạt động nghiên cứu - phát triển với hoạt động sản xuất - kinh doanh. Hiện nay có 3 Khu công nghệ cao tại Việt Nam là Khu công nghệ cao TP.HCM, Khu công nghệ cao Hòa Lạc và Khu công nghệ cao Đà Nẵng.
Khu công nghệ cao TP.HCM
Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh (SHTP) thành lập ngày 24/10/2002, tập trung vào 04 mũi nhọn:
- Vi điện tử - Công nghệ thông tin - Viễn thông
- Cơ khí chính xác – Tự động hóa
- Công nghệ sinh học áp dụng trong dược phẩm và môi trường
- Năng lượng mới – Vật liệu mới – Công nghệ Nano
Khu công nghệ cao TP.HCM
SHTP đang không ngừng phát triển để thực hiện sứ mệnh:
- Tạo ra môi trường thuận lợi và hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư nước ngoài
- Xây dựng hình ảnh Trung tâm Quốc gia về công nghệ cao hạt nhân, trở thành động lực phát triển cho Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam
- Là cầu nối giúp liên kết các đơn vị nghiên cứu trong và ngoài nước để phát triển công nghệ cao
- Hình thành nguồn nhân lực có trình độ hiện đại, làm nền tảng vững chắc cho sự phát triển của nền công nghiệp Thành phố và khu vực phía Nam.
Tham khảo thêm các bài viết liên quan:
Dịch vụ xin giấy phép môi trường
Dịch vụ xin giấy phép xây dựng
Khu công nghệ cao Hòa Lạc
Khu công nghệ cao Hoà Lạc được thành lập theo Quyết định số 198/1998/QĐ-TTg ngày 12 tháng 10 năm 1998:
- Tổng diện tích 1.586 ha
- Được xây dựng theo mô hình thành phố khoa học và thông minh
- Hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ theo xu hướng khu đô thị mở, xanh và phát triển bền vững
- Gồm chuỗi hoạt động: đào tạo, ươm tạo, nghiên cứu, thương mại hoá sản phẩm, sản xuất,... với đầy đủ các dịch vụ hỗ trợ
Khu công nghệ cao Hòa Lạc
Khu công nghệ cao đà nẵng
Khu Công nghệ cao Đà Nẵng thành lập theo Quyết định số 1979/QĐ-TTg ngày 28/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Tổng diện tích 1129.76 ha tại hai xã Hòa Liên và Hòa Ninh thuộc huyện Hòa Vang. Nhờ quỹ đất sản xuất rộng, chính sách ưu đãi hấp dẫn và môi trường đầu tư thông thoáng, Khu công nghệ cao Đà Nẵng đang trở thành điểm đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Lĩnh vực thu hút đầu tư:
- Tự động hóa và cơ khí chính xác
- Công nghệ cơ điện tử, vi điện tử và quang điện tử
- Công nghệ thông tin, truyền thông; phần mềm tin học
- Công nghệ sinh học phục vụ y tế, nông nghiệp, thủy sản
- Công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano, năng lượng mới
- Công nghệ môi trường, công nghệ phục vụ hóa dầu và một số công nghệ đặc biệt khác
Nhà xưởng công nghệ cao tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng
Xem chi tiết về Khu Công nghệ cao Đà Nẵng:Khu Công nghệ cao Đà Nẵng - điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư
Tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng đang triển khai khu nhà xưởng cho thuê có quy mô lớn nhất dành cho các ngành sản xuất công nghệ cao, phụ trợ công nghệ cao. Dự án có tổng quy mô 29,6ha, do Công ty Cổ phần Long Hậu (LHC) làm chủ đầu tư, cung ứng nhà xưởng xây sẵn với diện tích linh hoạt từ 1.500m2 gồm khu vực xưởng sản xuất rộng thoáng và văn phòng tầng 2 với thiết kế hiện đại.
Ngoài ra, LHC cũng triển khai dịch vụ khách hàng đáp ứng nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp, bao gồm các dịch vụ pháp lý như xin giấy chứng nhận đầu tư, đăng ký kinh doanh, tuyển dụng lao động, cải tạo và sửa chữa nhà xưởng…
3. Quy trình cấp giấy đăng ký đầu tư vào Khu công nghệ cao
Khu công nghệ cao TP.HCM
Khu công nghệ cao Đà Nẵng
Dự án thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý Khu CNC
Dự án thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ
Khu công nghệ cao Hòa Lạc
Long Hậu đã triển khai các dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư hoàn thành thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư, đăng ký kinh doanh vào khu công nghệ cao Đà Nẵng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ đi vào hoạt động.
Tham khảo bài viết liên quan: Danh mục sản phẩm công nghệ cao