BẢN TIN PHÁP LUẬT KỲ I-2019
26/02/2019Chia sẻ
I. Các quy định pháp luật có hiệu lực năm 2019:
1. Nghị định số 157/2018 của Chính phủ, quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp từ ngày 1/1/2019;
2. Nghị định 121/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/11/2018 của Chính phủ sửa đổi Nghị định 49/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương;
3. Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/11/2018;
4. Thông tư 112/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 174/2015/TT-BTC hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
5. Thông tư 132/2018/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành có hiệu lực ngày 15/02/2019;
6. Thông tư 04/2019/TT-BLĐTBXH ngày 21/01/2019 hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;
7. Nghị định 05/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 Quy định về kiểm toán nội bộ có hiệu lực 01/04/2019;
8. Nghị định 163/2018/NĐ-CP quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp có hiệu lực ngày 01/02/2019;
9. Thông tư 44/2018/TT-BNNPTNT kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành có hiệu lực ngày 22/02/2019;
10. Thông tư 31/2018/TT-BLĐTBXH hướng dẫn hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành có hiệu lực 11/02/2019;
11. Từ ngày 10/02/2019, Nghị định 165/2018/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính chính thức có hiệu lực thi hành;
12. Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT sửa đổi Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT ngày 08/01/2019 hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành có hiệu lực thi hành ngày 11/03/2019;
13. Thông tư 01/2019/TT-BCT 09/01/2019 quy định về cửa khẩu nhập khẩu phế liệu do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành;
14. Thông tư 43/2018/TT-BCT quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công thương có hiệu lực 01/01/2019.
2. Nghị định 121/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/11/2018 của Chính phủ sửa đổi Nghị định 49/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương;
3. Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/11/2018;
4. Thông tư 112/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 174/2015/TT-BTC hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
5. Thông tư 132/2018/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành có hiệu lực ngày 15/02/2019;
6. Thông tư 04/2019/TT-BLĐTBXH ngày 21/01/2019 hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;
7. Nghị định 05/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 Quy định về kiểm toán nội bộ có hiệu lực 01/04/2019;
8. Nghị định 163/2018/NĐ-CP quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp có hiệu lực ngày 01/02/2019;
9. Thông tư 44/2018/TT-BNNPTNT kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành có hiệu lực ngày 22/02/2019;
10. Thông tư 31/2018/TT-BLĐTBXH hướng dẫn hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành có hiệu lực 11/02/2019;
11. Từ ngày 10/02/2019, Nghị định 165/2018/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính chính thức có hiệu lực thi hành;
12. Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT sửa đổi Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT ngày 08/01/2019 hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành có hiệu lực thi hành ngày 11/03/2019;
13. Thông tư 01/2019/TT-BCT 09/01/2019 quy định về cửa khẩu nhập khẩu phế liệu do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành;
14. Thông tư 43/2018/TT-BCT quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công thương có hiệu lực 01/01/2019.
II. Các quy định nổi bật, Quý Doanh nghiệp cần lưu ý như sau:
Lĩnh vực luật lao động:
1. Mức lương tối thiểu vùng
Theo Nghị định số 157/2018 của Chính phủ, quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp từ ngày 1/1/2019 như sau:
Như vậy, mức lương tối thiểu vùng mới cao hơn mức lương năm 2018 khoảng 160.000-200.000 đồng/tháng.
Áp dụng mức lương tối thiểu vùng
Như vậy người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề mức lương tối thiểu vùng sẽ là:
VÙNG MỨC LƯƠNG CỦA NLĐ ĐÃ QUA HỌC NGHỀ
Vùng 1 4.180.000 + (4.180.000 x7%) = 4.472.600đ/tháng
Vùng 2 3.710.000 + (3.710.000 x7%) = 3.969.700đ/tháng
Vùng 3 3.250.000 + (3.250.000 x7%) = 3.477.500đ/tháng
Vùng 4 2.920.000 + (2.920.000 x 7%) = 3.124.400đ/tháng
Áp dụng mức lương tối thiểu vùng
Như vậy người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề mức lương tối thiểu vùng sẽ là:
VÙNG MỨC LƯƠNG CỦA NLĐ ĐÃ QUA HỌC NGHỀ
Vùng 1 4.180.000 + (4.180.000 x7%) = 4.472.600đ/tháng
Vùng 2 3.710.000 + (3.710.000 x7%) = 3.969.700đ/tháng
Vùng 3 3.250.000 + (3.250.000 x7%) = 3.477.500đ/tháng
Vùng 4 2.920.000 + (2.920.000 x 7%) = 3.124.400đ/tháng
2. Doanh nghiệp dưới 10 lao động được miễn gửi thang, bảng lương
Đây là nội dung mới đáng chú ý tại Nghị định 121/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/11/2018 của Chính phủ sửa đổi Nghị định 49/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương.
Đây là nội dung mới đáng chú ý tại Nghị định 121/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/11/2018 của Chính phủ sửa đổi Nghị định 49/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương.
Lĩnh vực thuế:
1. Ngày 12/09/2018, Chính phủ ban hành nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/11/2018 và có một số nội dung chủ yếu sau đây
Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định chậm nhất là ngày 1/11/2020 phải hoàn thành việc tổ chức thực hiện sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong sử dụng hóa đơn khi bán hàng, cung cấp dịch vụ, Nghị định 119 đã đưa ra lộ trình chuyển đổi từ việc sử dụng hóa đơn tự in, hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử trong vòng 24 tháng, từ ngày 1/11/2018 đến 1/11/2020.
Vì vậy, trước ngày 1/11/2020, việc chuyển đổi từ hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử được thực hiện như sau:
Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã thông báo phát hành hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế hoặc đã đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử đang sử dụng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh đã thông báo phát hành hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hoặc đã mua hóa đơn của cơ quan thuế để sử dụng trước ngày 1/11/2018 thì được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31/10 /2020 và thực hiện các thủ tục về hóa đơn theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ - CP ngày 14/ 5/2010 và Nghị định 04/2014/NĐ - CP ngày 17/ 01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Trong thời gian từ ngày 01 /11/2018 đến ngày 31/10 /2020, trường hợp cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh chuyển đổi để áp dụng hóa đơn điện tử có mã nếu cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn giấy thì cơ sở kinh doanh thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng.
Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập trong thời gian từ ngày 01 /11 /2018 đến ngày 31/10/ 2020, trường hợp cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định thì cơ sở kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thuế. Đối với tổ chức sự nghiệp công lập (cơ sở giáo dục công lập, cơ sở y tế công lập) đã sử dụng Phiếu thu tiền thì tiếp tục sử dụng Phiếu thu tiền đã sử dụng và chuyển đổi sang áp dụng hóa đơn điện tử (hoặc Phiếu thu tiền điện tử) theo lộ trình của Bộ Tài chính. Bộ Tài chính sẽ có hướng dẫn cụ thể về việc xử lý số hóa đơn giấy còn tồn khi doanh nghiệp đủ điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin để chuyển sang áp dụng hóa đơn điện tử.
Tổng cục Thuế cũng sẽ cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không thu tiền đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc các trường hợp như: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ, cá nhân kinh doanh tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định pháp luật và hộ, cá nhân kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp trong thời gian 12 tháng kể từ khi thành lập doanh nghiệp..
Được biết, thời gian qua, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã lựa chọn một số doanh nghiệp lớn thuộc các lĩnh vực điện lực, viễn thông, hàng không… là các doanh nghiệp bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ đến người tiêu dùng cuối cùng, các doanh nghiệp phát sinh khối lượng hóa đơn giấy lớn, có hạ tầng công nghệ thông tin phát triển để tham gia triển khai thí điểm hóa đơn điện tử và hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế.
Đến nay, việc triển khai hóa đơn điện tử của các doanh nghiệp được khách hàng chấp thuận, mang lại hiệu quả thiết thực về thời gian và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Về phía khách hàng, thói quen sử dụng hóa đơn giấy của khách hàng đã dần thay đổi, khách hàng đã hợp tác hơn với doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử.
Bên cạnh đó, việc sử dụng hóa đơn điện tử đã giúp khách hàng thuận tiện trong thanh toán, khách hàng có thể truy cập vào Website của bên bán để xem và tải hóa đơn khi cần do đó khách hàng không phải lưu trữ, bảo quản hóa đơn, tránh rủi ro mất hóa đơn và tiết kiệm được chi phí do không phải in ra giấy.
Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã thông báo phát hành hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế hoặc đã đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử đang sử dụng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh đã thông báo phát hành hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hoặc đã mua hóa đơn của cơ quan thuế để sử dụng trước ngày 1/11/2018 thì được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31/10 /2020 và thực hiện các thủ tục về hóa đơn theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ - CP ngày 14/ 5/2010 và Nghị định 04/2014/NĐ - CP ngày 17/ 01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Trong thời gian từ ngày 01 /11/2018 đến ngày 31/10 /2020, trường hợp cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh chuyển đổi để áp dụng hóa đơn điện tử có mã nếu cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn giấy thì cơ sở kinh doanh thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng.
Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập trong thời gian từ ngày 01 /11 /2018 đến ngày 31/10/ 2020, trường hợp cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định thì cơ sở kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thuế. Đối với tổ chức sự nghiệp công lập (cơ sở giáo dục công lập, cơ sở y tế công lập) đã sử dụng Phiếu thu tiền thì tiếp tục sử dụng Phiếu thu tiền đã sử dụng và chuyển đổi sang áp dụng hóa đơn điện tử (hoặc Phiếu thu tiền điện tử) theo lộ trình của Bộ Tài chính. Bộ Tài chính sẽ có hướng dẫn cụ thể về việc xử lý số hóa đơn giấy còn tồn khi doanh nghiệp đủ điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin để chuyển sang áp dụng hóa đơn điện tử.
Tổng cục Thuế cũng sẽ cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không thu tiền đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc các trường hợp như: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ, cá nhân kinh doanh tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định pháp luật và hộ, cá nhân kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp trong thời gian 12 tháng kể từ khi thành lập doanh nghiệp..
Được biết, thời gian qua, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã lựa chọn một số doanh nghiệp lớn thuộc các lĩnh vực điện lực, viễn thông, hàng không… là các doanh nghiệp bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ đến người tiêu dùng cuối cùng, các doanh nghiệp phát sinh khối lượng hóa đơn giấy lớn, có hạ tầng công nghệ thông tin phát triển để tham gia triển khai thí điểm hóa đơn điện tử và hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế.
Đến nay, việc triển khai hóa đơn điện tử của các doanh nghiệp được khách hàng chấp thuận, mang lại hiệu quả thiết thực về thời gian và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Về phía khách hàng, thói quen sử dụng hóa đơn giấy của khách hàng đã dần thay đổi, khách hàng đã hợp tác hơn với doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử.
Bên cạnh đó, việc sử dụng hóa đơn điện tử đã giúp khách hàng thuận tiện trong thanh toán, khách hàng có thể truy cập vào Website của bên bán để xem và tải hóa đơn khi cần do đó khách hàng không phải lưu trữ, bảo quản hóa đơn, tránh rủi ro mất hóa đơn và tiết kiệm được chi phí do không phải in ra giấy.
2. Nguyên tắc mới về ghi chép trên chứng từ kế toán
Từ ngày 1/1/2019, các nguyên tắc khi ghi chép trên chứng từ kế toán thuế xuất, nhập khẩu và thu khác sẽ được áp dụng theo quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư 112/2018/TT-BTC.
Theo đó, chữ viết trên chứng từ kế toán phải liên tục, không ngắt quãng, không được viết tắt, không được tẩy xóa; khi viết phải dùng bút bi hoặc bút mực; không dùng mực đỏ và bút chì.
Số tiền viết bằng chữ phải đúng với số tiền viết bằng số; chữ đầu tiên phải viết in hoa, những chữ còn lại không được viết in hoa; phải viết sát đầu dòng, chữ viết và chữ số phải viết liên tục không để cách quãng, ghi hết dòng mới xuống dòng khác, không viết chèn dòng, không viết đè lên chữ in sẵn…
3. Chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ
Kể từ năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/4/2019, các doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ thực hiện chế độ kế toán theo quy định tại Thông tư 132/2018/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 15/02/2019) của Bộ Tài chính; theo đó:
Các doanh nghiệp siêu nhỏ không bắt buộc phải bố trí người làm Kế toán trưởng; nếu có bố trí thì doanh nghiệp vẫn được phép thuê dịch vụ làm Kế toán trưởng.
Các doanh nghiệp siêu nhỏ là đối tượng nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ thì không bắt buộc phải lập báo cáo tài chính nộp cho cơ quan thuế.
Doanh nghiệp siêu nhỏ có quyền lựa chọn áp dụng chế độ kế toán cho doanh nghiệp mình theo quy định của Thông tư 132 hoặc Thông tư 133/2016/TT-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Doanh nghiệp siêu nhỏ có quyền lựa chọn áp dụng chế độ kế toán cho doanh nghiệp mình theo quy định của Thông tư 132 hoặc Thông tư 133/2016/TT-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Lĩnh Vực Xuât Nhập Khẩu:
1. Chế độ ưu tiên Luồng Xanh trong cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Thông tư 15/2018/TT-BCT về việc phân luồng trong quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi đã được Bộ Công Thương ban hành ngày 29/06/2018, có hiệu lực từ ngày 15/08/2018.
Chế độ ưu tiên Luồng Xanh trong quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi áp dụng với thương nhân là doanh nghiệp xuất khẩu uy tín hoặc được Bộ Tài chính công nhận là doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan.
Chế độ Luồng Xanh cũng được áp dụng đối với thương nhân đáp ứng các điều kiện sau đây: Không vi phạm quy định về xuất xứ trong 2 năm gần nhất trước thời điểm đề nghị xét duyệt chế độ Luồng Xanh; Có hệ thống lưu trữ hồ sơ (hồ sơ giấy và điện tử) đầy đủ đảm bảo chứng minh tính xác thực của C/O và xuất xứ hàng hóa trong thời hạn lưu trữ; Thực hiện quy trình khai báo C/O điện tử qua www.ecosys.gov.vn và có tần suất đề nghị cấp ít nhất 30 bộ C/O ưu đãi/năm.
Cần tư vấn thông tin pháp lý, Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ Công ty CP Long Hậu (LHC):
• Phòng Chăm sóc khách hàng – BP Pháp lý
• Điện thoại: 0968.681.840