Free website hits

Tin tức - sự kiện

Tiêu chuẩn ISO là gì? Vai trò trong lĩnh vực sản xuất chế tạo

Lượt xem: 236213/10/2022Chia sẻ

Hiện nay, hầu hết các sản phẩm/dịch vụ đạt chất lượng đều phải trải qua quá trình đánh giá theo tiêu chuẩn Quốc tế. Trong đó, ISO được xem là một trong những tiêu chuẩn phổ biến nhất. Có thể nói, tiêu chuẩn ISO là điều mà các doanh nghiệp thương mại, sản xuất đều hướng đến để có cơ hội tham gia vào thị trường quốc tế, đặc biệt là trong thời đại kinh tế cạnh tranh cũng như yêu cầu từ phía khách hàng/người dùng ngày càng khắt khe và đa dạng. Vậy tiêu chuẩn ISO là gì? Quy định và vai trò của ISO cụ thể ra sao? Những tiêu chuẩn ISO nào được áp dụng phổ biến hiện nay? Hãy cùng LHC cập nhật thông tin chi tiết trong bài viết sau đây!

Tiêu chuẩn ISO

Tiêu chuẩn ISO là gì?

Khái niệm tiêu chuẩn ISO

ISO có tên đầy đủ là International Organization for Standardization – Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế. Đây là một tổ chức độc lập phi chính phủ, được thành lập chính thức vào năm 1947, có trụ sở chính tại Geneva, Thụy Sĩ. Tổ chức này có nhiệm vụ thiết lập, phát triển các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp, sản xuất và được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. 

Hiểu rõ về tiêu chuẩn ISO

Hiểu rõ về tiêu chuẩn ISO

Hiểu một cách đơn giản, tiêu chuẩn ISO là tập hợp các quy tắc được chuẩn hóa quốc tế và có giá trị trên toàn cầu. Những quy tắc này giúp cho các tổ chức hoạt động và phát triển bền vững, tập trung sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng với chất lượng tiêu chuẩn. Có thể nói, tiêu chuẩn ISO chính là thước đo đồng đều cho các doanh nghiệp trên thế giới hướng tới. 

Lịch sử phát triển

  • Năm 1946, tại thành phố Luân Đôn (Anh): Tập hợp 65 chuyên gia từ 25 nước khác nhau trên thế giới để thảo luận về ý tưởng thành lập một tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế.

  • Tháng 02/1947, Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) chính thức ra đời với 67 Ủy ban kỹ thuật.

  • Năm 1949, trụ sở ISO được đặt chính thức tại Route De Malagnou, Geneva, Thụy Sĩ với 5 thành viên thường trực.

  • Tháng 05/1952, tạp chí ISO đầu tiên công bố các tiêu chuẩn phát hành hàng tháng.

  • Năm 1987, ISO công bố tiêu chuẩn quản lý Chất lượng (ISO 9000).

  • Năm 1995, ISO cho ra mắt website đầu tiên iso.org. Cho đến năm 2000, các tiêu chuẩn bắt đầu được bán trực tuyến trên website này.

  • Năm 1996, ISO tiếp tục công bố tiêu chuẩn quản lý Môi trường (ISO 14001).

  • Năm 2005, ISO hợp tác cùng IEC và ban hành Hệ thống quản lý bảo mật thông tin (ISO 27001).

  • Năm 2010, ISO công bố tiêu chuẩn Hướng dẫn về trách nhiệm xã hội (ISO 26000).

  • Năm 2011, tiêu chuẩn ISO 50001 (Hệ thống quản lý năng lượng) ra đời.

  • Năm 2018 ISO tiếp tục ban hành tiêu chuẩn ISO 45001 (Hệ thống quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp).

Founders of ISO, London 1946

Founders of ISO, London 1946 - Nguồn ảnh: http://kyluc.vn

Thành viên 

Theo cập nhật mới nhất từ tháng 9/2020 đến nay, ISO hiện có 165 thành viên quốc gia và được chia thành 3 loại:

Hội viên: Những thành viên này có ảnh hưởng đến chiến lược cũng như việc xây dựng tiêu chuẩn ISO bằng cách tham gia biểu quyết trong các cuộc họp về chính sách và kỹ thuật liên quan đến ISO.

Thành viên thường trực: Những thành viên này tham gia vào việc xây dựng tiêu chuẩn và chiến lược của ISO thông qua việc tham dự các cuộc họp về chính sách và kỹ thuật ISO với tư cách quan sát viên, nghĩa là không trực tiếp tham gia vào việc ban hành tiêu chuẩn. 

Thành viên đăng ký: Những thành viên này duy trì việc cập nhật về công việc của ISO nhưng không thể tham gia. Họ phải trả lệ phí thành viên và có thể theo dõi sự phát triển của các thành viên trong tổ chức. 

Cơ cấu tổ chức của ISO

Đại Hội đồng (General Assembly): Đây là cơ quan có thẩm quyền cao nhất đối với tất cả hoạt động của ISO. Đại Hội đồng sẽ tiến hành họp toàn thể mỗi năm 1 lần, tập hợp tất cả các nước thành viên và quan chức của ISO.

Hội đồng ISO (ISO Council): Cơ quan này chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan đến quản lý. Hội đồng họp 1 năm 2 lần, tập hợp 20 thành viên được Đại Hội đồng ISO bầu ra, các cán bộ của ISO và Chủ tịch Uỷ ban Phát triển chính sách (CASCO, COPOLCO, DEVCO).

Cơ cấu tổ chức ISO

Cơ cấu tổ chức ISO

Ban Quản lý Kỹ thuật (Technical Management Board - TMB): Chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động kỹ thuật. Đồng thời cũng chịu trách nhiệm về các Ban kỹ thuật tiêu chuẩn và ban cố vấn chiến lược.

Ban Thư ký Trung tâm (Central Secretariat): Được điều hành bởi Tổng Thư ký.

Các Ban Kỹ thuật/Tiểu ban kỹ thuật (Technical Committees/Sub - Committees - ISO/TCs/SCs): Chịu trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng các tiêu chuẩn và tài liệu theo tiêu chuẩn của ISO.

Các tiêu chuẩn ISO phổ biến hiện nay

Tiêu chuẩn ISO được xây dựng và áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một vài tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Tiêu chuẩn ISO 9000

Đây là bộ tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng trong lĩnh vực sản xuất. Tiêu chuẩn này được thiết lập với các hướng dẫn và công cụ dành cho các tổ chức hướng đến chất lượng sản phẩm cải thiện đạt chuẩn phục vụ khách hàng. 

Bộ tiêu chuẩn về Quản lý chất lượng

Bộ tiêu chuẩn về Quản lý chất lượng

Tiêu chuẩn ISO 9001

ISO 9001 là bộ tiêu chuẩn liên quan đến Quản lý chất lượng. Có thể xem đây là tiêu chuẩn phổ biến nhất do ISO ban hành.Bộ tiêu chuẩn này có vai trò đánh giá hệ thống quản lý chất lượng một cách toàn diện và chặt chẽ, xem xét hệ thống quản lý đó có phù hợp với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp hay không. 

Tiêu chuẩn ISO 14001

ISO 14001 là tiêu chuẩn được ban hành liên quan đến lĩnh vực Quản lý môi trường. Đây chính là tiêu chuẩn mới nhất của ISO và nếu kết hợp với ISO 9001 thì doanh nghiệp sẽ có hướng kinh doanh cụ thể, rõ ràng, hiệu quả và chiếm được lòng tin của khách hàng. Hay nói cách khác, tiêu chuẩn ISO 14001 thể hiện một tổ chức có thể kiểm soát chất lượng tốt nhất, đảm bảo thực phẩm luôn an toàn. 

Bộ tiêu chuẩn về Quản lý môi trường

Bộ tiêu chuẩn về Quản lý môi trường

Tiêu chuẩn ISO 27000

ISO 27000 là bộ tiêu chuẩn về vấn đề Giữ an toàn thông tin tài sản, gồm có thông tin nhân viên và đối tác, thông tin tài chính, sở hữu trí tuệ,... Bộ tiêu chuẩn này được thiết lập và xây dựng dưới sự phối hợp của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO cùng Ủy ban Kỹ thuật điện Quốc tế IEC. Mục đích của tiêu chuẩn này là hỗ trợ các tổ chức tạo lập công cụ được áp dụng quy phạm an toàn thông tin tối ưu trong hoạt động kinh doanh. 

Bộ tiêu chuẩn về Quản lý môi trường

Bộ tiêu chuẩn về Giữ an toàn thông tin tài sản

Tiêu chuẩn ISO 17025

Bộ tiêu chuẩn ISO 17025 được thiết lập nhằm đảm bảo năng lực của các phòng thí nghiệm và phòng hiệu chuẩn. Tiêu chí đánh giá của tiêu chuẩn này bao gồm năng lực kỹ thuật, hệ thống chất lượng và giá trị của những kết quả thí nghiệm.

Tiêu chuẩn ISO 17025

Tiêu chuẩn ISO 17025

Tiêu chuẩn ISO 22000

ISO 22000 là bộ tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm và các yêu cầu đối với tổ chức/doanh nghiệp hoạt động trong chuỗi thực phẩm. Tổ chức nào đạt chứng nhận tiêu chuẩn này sẽ được xác nhận khả năng kiểm soát các mối nguy cơ nhằm đảm bảo về vấn đề an toàn thực phẩm. 

Tiêu chuẩn ISO 13485

Đây là bộ tiêu chuẩn được sử dụng trong lĩnh vực y tế, áp dụng cho các tổ chức/doanh nghiệp tham gia vào việc sản xuất, thiết kế, bảo trì các thiết bị y tế cũng như các dịch vụ liên quan. Tiêu chuẩn ISO 13485 đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và kiểm soát chất lượng các thiết bị y tế. 

Tiêu chuẩn ISO 45001

ISO 45001 là bộ tiêu chuẩn liên quan đến Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Các yêu cầu từ hệ thống tiêu chuẩn này có nhiệm vụ hỗ trợ tổ chức quản lý chặt chẽ những rủi ro về tai nạn nghề nghiệp cũng như hạn chế các tổn thất về mặt sức khỏe.

Vai trò của tiêu chuẩn ISO trong lĩnh vực sản xuất

Tiêu chuẩn ISO khi triển khai trong các tổ chức/doanh nghiệp sẽ bao gồm tất cả các khâu sản xuất và tổ chức nhân sự. Khi áp dụng các tiêu chuẩn này thì giá trị của doanh nghiệp trước cộng đồng quốc tế được nâng cao hơn. Theo đó, vai trò của tiêu chuẩn ISO đối với doanh nghiệp cụ thể như sau:

  • Cải thiện và nâng cao mức độ tin cậy cũng như hình ảnh cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

  • Cải tiến quy trình, dây chuyền sản xuất, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất và lãng phí tài nguyên.

  • Nâng cao khả năng quyết định dựa trên dữ liệu.

  • Xây dựng văn hóa cải tiến cho tổ chức.

Chứng chỉ ISO trong việc đảm bảo chất lượng sản xuất

Chứng chỉ ISO trong việc đảm bảo chất lượng sản xuất

Như vậy, có thể nói, người được hưởng nhiều lợi ích nhất vẫn chính là người tiêu dùng. Bởi khi sử dụng một sản phẩm/dịch vụ đạt tiêu chuẩn ISO cũng đồng nghĩa với việc họ đang trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ đã đạt tới những yêu cầu tiêu chuẩn mang tầm cỡ thế giới. Chứng chỉ ISO chính là minh chứng cho khách hàng thấy được tổ chức/doanh nghiệp đó đảm bảo uy tín, đáp ứng đầy đủ mọi tiêu chuẩn quốc tế và có khả năng phát triển lớn mạnh. 

Quy định về chứng nhận ISO

Chứng nhận ISO là kết quả minh chứng cho tổ chức/doanh nghiệp đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về hệ thống quản lý ISO. Điều này góp phần khẳng định cho các bên đối tác thấy rằng doanh nghiệp của bạn đang hoạt động tốt, có cấu trúc ổn định, tạo ấn tượng tốt với các nhà đầu tư tiềm năng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động bán hàng.

Quy định về việc cấp chứng nhận ISO

Quy định về việc cấp chứng nhận ISO

Chứng nhận ISO hay còn gọi là chứng chỉ ISO, kết quả xác nhận trên giấy là chứng nhận ISO 9001 hoặc Chứng chỉ ISO 9001. Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận này là 3 năm và cần thực hiện đánh giá giám sát 12 tháng/1 lần nhằm đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận tuân thủ đúng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO. Khi gần hết thời hạn, nếu doanh nghiệp vẫn muốn tiếp tục được chứng nhận ISO thì sẽ tiến hành thực hiện các thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận.

Tổ chức cấp chứng nhận ISO tại Việt Nam

Hiện nay, tại Việt nam có đến hơn 90 tổ chức cấp chứng nhận ISO đã đăng ký hoạt động theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP của Chính phủ. Tuy nhiên, không phải tổ chức nào cũng có đủ năng lực để cấp tất cả các loại chứng nhận ISO hiện hành. Vì vậy, khi lựa chọn tổ chức cấp chứng nhận, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ càng về pháp lý, giấy phép hoạt động để tránh tình trạng nhận giấy chứng nhận ISO không có hiệu lực. Dưới đây là 5 tổ chức uy tín mà doanh nghiệp có thể tin tưởng lựa chọn:

  • Intertek – Tổ chức chứng nhận của Mỹ.

  • BSI – Tổ chức chứng nhận của Viện tiêu chuẩn Anh Quốc.

  • SGS – Tổ chức chứng nhận Thụy Sĩ

  • Bureau Veritas - Tổ chức chứng nhận của Anh.

  • Quacert – Tổ chức chứng nhận của Việt Nam.

Hiện nay, tiêu chuẩn ISO hầu như đã bao quát tất cả các lĩnh vực về kinh doanh, thương mại, công nghiệp sản xuất,... Nó được xem như quy chuẩn để đánh giá về chất lượng sản phẩm/dịch vụ của mỗi doanh nghiệp. Mong rằng với những thông tin mà LHC chia sẻ trên đây sẽ giúp doanh nghiệp áp dụng trong những trường hợp cần thiết.
Khu công nghiệp Long Hậu - Đối tác phát triển bền vững
Địa chỉ: Ấp 3, xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An
Hotline: (+84 28) 3937 5599 - (+84) 906 938 599
Email:
sales@longhau.com.vn
Fanpage: fb.me/longhau.com.vn
Zalo Official: https://zalo.me/2384735100152725129