Biện pháp thi công điện nhà xưởng đúng kỹ thuật, an toàn
Việc thi công điện nhà xưởng đẹp, đúng kỹ thuật là vô cùng quan trọng, bởi việc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận hành, sản xuất cũng như bảo quản nguyên vật liệu, thành phẩm của doanh nghiệp. Chính vì vậy, các dịch vụ thiết kế, thi công xây dựng nhà xưởng cũng như lắp đặt hệ thống điện uy tín, chất lượng đang được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm, tìm kiếm. Cùng tìm hiểu về các biện pháp thi công hệ thống điện nhà xưởng cũng như một số thông tin liên quan trong nội dung sau đây nhé!
Vai trò của thiết kế, thi công, lắp đặt điện nhà xưởng
Nhà xưởng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc vận hành, sản xuất, lưu trữ hàng hóa, nguyên vật liệu của doanh nghiệp. Một trong những điều kiện cần thiết để có thể vận hành trơn tru tất cả các khâu sản xuất đó chính là hệ thống điện.
Vai trò của thiết kế, thi công, lắp đặt điện nhà xưởng
Hệ thống đèn, máy móc, thiết bị trong sản xuất muốn vận hành tốt, đem đến môi trường làm việc tối ưu nhất cho công nhân viên thì nhất thiết phải có hệ thống điện. Bên cạnh đó, nguyên vật liệu hay thành phẩm của những nhà xưởng sản xuất, chế biến thực phẩm luôn cần có kho đông lạnh để đảm bảo chúng luôn tươi mới. Để thỏa mãn được điều này, yếu tố quan trọng đầu tiên đó là phải có hệ thống điện.
Tuy nhiên, để nhà xưởng gọn gàng, đẹp mắt, thuận tiện trong việc sử dụng nguồn điện cũng như an toàn cho người sử dụng thì doanh nghiệp cần phải thực hiện thiết kế, thi công và lắp đặt hệ thống điện bài bản, đúng tiêu chuẩn.
Việc thi công điện nhà xưởng đẹp, đúng kỹ thuật, bài bản bởi những kỹ sư giàu kinh nghiệm sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro về quá tải, chập điện, cháy nổ do sử dụng nguồn điện không phù hợp hay bị rò rỉ điện. Hơn nữa, các loại máy móc, thiết bị công nghiệp được vận hành trong nhà xưởng đều cần có nguồn điện áp cao. Nếu không chú ý thiết kế, thi công điện nhà xưởng đẹp, đúng cách thì nguy cơ cháy nổ, hư hỏng là điều không thể tránh khỏi.
Vậy, để thiết kế nhà xưởng hoàn hảo thì cần chuẩn bị những hạng mục nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Hệ thống điện nhà xưởng bao gồm những gì?
Như đã đề cập, hệ thống điện nhà xưởng cần được thiết kế và thi công điện nhà xưởng đúng tiêu chuẩn, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, khi thi công điện nhà xưởng, doanh nghiệp cần lên kế hoạch chuẩn bị các hạng mục sau đây.
Hệ thống trung áp cấp nguồn máy biến áp tổng
Tại các khu công nghiệp hay nhà máy sản xuất tại Việt Nam hiện nay hầu hết đều sử dụng dòng điện trung thế được cung cấp bởi EVN với mức điện áp từ 22 đến 35kV. Tuy nhiên, mức điện áp này lại quá cao để có thể sử dụng và doanh nghiệp bắt buộc phải hạ thế dòng điện về mức phù hợp (220VAC/1 pha hoặc 380VAC/3 pha) để dùng cho việc vận hành máy móc, thiết bị trong toàn bộ nhà xưởng.
Hệ thống trung áp cấp nguồn này thực chất là máy biến áp, có nhiệm vụ chính trong việc ổn định dòng điện, giúp điều chỉnh tăng, giảm điện áp về ngưỡng ổn định để phù hợp với máy móc, thiết bị trong nhà xưởng.
Hệ thống trung áp cấp nguồn máy biến áp tổng
Hệ thống tủ điện phân phối
Hệ thống tủ điện phân phối có nhiệm vụ quan trọng trong việc quản lý quá trình lưu thông nguồn điện trong nhà xưởng. Được thiết kế tác vụ đóng/ngắt, hệ thống tủ điện cho phép hoặc ngăn chặn dòng điện đi đến hệ thống điện phụ tải. Nhờ đó, giúp bảo vệ hệ thống thiết bị, máy móc tại nhà xưởng không bị hư hỏng, chập điện hay cháy nổ gây nguy hiểm.
Hiện nay, người ta chia hệ thống tủ điện phân phối thành 2 loại chính dựa trên vị trí lắp đặt và công dụng, bao gồm:
- Tủ điện phân phối tổng MSB: Được lắp đặt ngay sau hệ thống biến áp tổng, có nhiệm vụ quản lý dòng điện và dẫn truyền đến các tủ điện phân phối. Tủ điện tổng MSB thường nằm ở phòng kỹ thuật điện trung tâm, nhằm điều khiển từ xa các hoạt động sử dụng điện của toàn bộ nhà xưởng.
- Tủ điện phân phối DB: Được lắp đặt ngay phía sau tủ điện phân phối tổng MSB và có nhiệm vụ nhận điện được dẫn truyền rồi cung cấp trực tiếp cho các thiết bị điện, máy móc trong nhà xưởng.
Hệ thống tủ điện thiết bị công nghiệp
Hệ thống này đóng vai trò vô cùng quan trọng, có nhiệm vụ chính trong việc điều chỉnh điện, đóng/ngắt hệ thống tải dành cho các thiết bị điện dùng trong việc vận hành sản xuất. Bên trong tủ điện thiết bị công nghiệp thường bao gồm công tắc thiết bị, ampe kế, volt kế, cầu chì, cùng một số phụ kiện khác nhằm bảo vệ hệ thống tránh khỏi các sự cố về mạch.
Hệ thống thiết bị công nghiệp trong nhà xưởng
Hệ thống thiết bị, máy móc công nghiệp dùng trong nhà xưởng luôn chiếm đa số và đóng vai trò quan trọng trong việc chế biến, sản xuất thành phẩm cũng như đem lại môi trường làm việc an toàn, tốt nhất cho công nhân.
Hệ thống thiết bị điện bao gồm camera quan sát, điều hòa không khí, quạt thông gió, đèn chiếu sáng và các loại máy móc, động cơ tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất trong nhà xưởng.
Khi thi công điện nhà xưởng, doanh nghiệp cần quan tâm đến việc bố trí, sắp xếp hệ thống thiết bị sử dụng điện sao cho đúng kỹ thuật, phù hợp với quy định an toàn để đạt được hiệu quả sản xuất tốt nhất.
Hệ thống thiết bị công nghiệp trong nhà xưởng
Sau khi đã biết được việc thi công điện nhà xưởng bao gồm những gì thì chắc hẳn doanh nghiệp sẽ rất băn khoăn về quy trình thực hiện. Hãy cùng Công ty CP Long Hậu tìm hiểu trong nội dung tiếp theo nhé!
Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ xin giấy phép Phòng cháy chữa cháy của công ty Long Hậu
Quy trình thi công điện nhà xưởng chuyên nghiệp gồm các bước nào?
Quy trình thi công điện nhà xưởng bao gồm 5 bước cơ bản, đòi hỏi phải được thực hiện nghiêm ngặt, tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn về điện. 5 Bước thi công hệ thống điện nhà xưởng cụ thể như sau.
- Bước 1: Liên hệ đơn vị thi công điện nhà xưởng uy tín, chất lượng.
- Bước 2: Chuẩn bị trang thiết bị cần thiết cho quá trình thi công điện nhà xưởng. Doanh nghiệp cần chuẩn bị các thiết bị, phụ kiện cần thiết như máy biến áp, dây dẫn điện, tủ điện dành cho hệ thống công nghiệp, thiết bị bảo vệ hệ thống, đèn báo tín hiệu,...
- Bước 3: Thiết kế hệ thống điện nhà xưởng trên bản vẽ theo các tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu của doanh nghiệp.
- Bước 4: Thi công, lắp đặt hệ thống điện nhà xưởng theo bản vẽ đã thiết kế.
- Bước 5: Hoàn thành quá trình thi công, lắp đặt hệ thống điện cho nhà xưởng và doanh nghiệp tiến hành nghiệm thu.
Thiết kế điện nhà xưởng tổng quan
Để thiết kế và thi công hệ thống điện nhà xưởng tổng quan, doanh nghiệp cần tuân thủ một số nguyên tắc và quy trình sau đây.
- Tính toán và lắp đặt hệ thống cáp động lực một cách chính xác để đem lại hiệu quả sử dụng điện tốt nhất.
- Xác định vị trí lắp đặt thang máy phù hợp sẽ giúp đảm bảo an toàn cho hệ thống dây cáp và công nhân đang làm việc trong nhà xưởng. Bên cạnh đó, việc bố trí thang máy sao cho gọn gàng, đạt tính thẩm mỹ cũng rất quan trọng.
- Lắp đặt hệ thống chiếu sáng tại các khu vực sản xuất, sinh hoạt nhằm đảm bảo đủ cường độ, giúp mọi hoạt động trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn.
- Dự phòng các biện pháp nâng cao và cải tạo hệ thống điện.
- Lên kế hoạch cho các phương án bảo trì, sửa chữa, đồng thời thường xuyên kiểm tra trình trạng của hệ thống điện để phát hiện và khắc phục kịp thời các sự cố.
- Lập phương án di dời hệ thống để đảm bảo rút ngắn thời gian tái vận hành.
Để thiết kế và thi công hệ thống điện nhà xưởng tổng quan, doanh nghiệp cần tuân thủ một số nguyên tắc và quy trình
Thi công hệ thống điện nhà xưởng
Thi công hệ thống điện nhà xưởng được thực hiện bài bản, tuân theo quy trình thi công điện nhà xưởng đã được đề cập, cụ thể như sau.
Thi công lắp đặt trụ bê tông cốt thép, cáp ngầm, lắp đặt máy biến áp khô, máy phát điện
- Xác định vị trí cũng như kích thước của máy biến áp, bồn dầu phụ, máy phát điện, cùng một số thiết bị khác như tủ điện, tuyến cáp trung thế,...
- Đọc bản vẽ thật kỹ để xác định vị trí, đồng thời biết cách phối hợp với những hạng mục xây dựng khác trong nhà xưởng như cấp thoát nước, cứu hỏa, viễn thông, kiến trúc của toàn bộ khung, dầm,...
- Đào đất để dựng trụ bê tông cốt thép, đà cán cân hình trụ, đồng thời lắp đặt cọc tiếp địa cho trạm biến áp.
- Nền trạm biến áp trước khi thi công cần được lắp đặt ống dẫn điện bọc PVC để luồn dây cáp trung thế, đầu ống phải được làm sạch trước khi dán keo, nhằm hạn chế trình trạng bong tróc, rò rỉ điện, gây nguy hiểm.
- Cuối cùng là thực hiện đổ bê tông xuống nền móng của máy phát điện, máy biến áp để cố định và đảm bảo an toàn trong suốt quá trình vận hành nhà xưởng.
Thi công hệ thống cáp cấp nguồn tổng cho nhà xưởng
- Để đảm bảo an toàn về điện cho tất cả các thiết bị điện trong hệ thống, doanh nghiệp cần chọn dây dẫn sao cho phù hợp với công suất được quy định và công suất tổng.
- Sử dụng băng keo nhiều màu để đánh dấu, ký hiệu nhằm tránh nhầm lẫn giữa các dây pha, đồng thời sắp xếp gọn gàng, không để chung chồng chéo lên nhau, gây khó khăn trong việc đấu nối, bảo trì sau này.
- Sử dụng dây rút cố định dây với máng cáp, điều này sẽ đảm bảo tính trơn, nhẵn cho bề mặt khi tiếp xúc, giúp bề mặt cáp không bị trầy xước, rò rỉ.
- Tiến hành thực hiện các thao tác chống thấm khi chôn cáp xuống đất. Bên cạnh đó, cáp cần được luồn bên trong ống PVC, các đầu nối đều phải được dán keo cẩn thận.
Thi công hệ thống cáp cấp nguồn tổng cho nhà xưởng
Thi công điện nhà xưởng, lắp đặt thang máng cáp điện
Lựa chọn ty treo phù hợp cho thang máng cáp, đồng thời cố định chắc chắn, thẳng hàng với độ cao so với mặt đất tối thiểu là 1.5m.
Việc lắp đặt thang máng cáp đúng chuẩn luôn đòi hỏi người thực hiện phải có kỹ thuật cơ khí, kết hợp cùng các thiết bị phụ trợ khác, bởi thang cáp sẽ dẫn trực tiếp nguồn cáp điện đến tủ điện của thiết bị sản xuất.
Cố định máng ở 2 đầu và điểm chính giữa để tránh hiện tượng đung đưa. Đồng thời nối thang máng cáp để ngăn chặn sự rò rỉ điện trong suốt quá trình sử dụng.
Thi công lắp đặt xà, sứ, FCO, các biện pháp đo đếm, cáp trung thế, hạ thế, tủ điện
Trong quá trình thi công điện nhà xưởng ở các hạng mục này, doanh nghiệp cần thực hiện một số bước cụ thể như sau:
- Tiến hành lập bảng để theo dõi các thông số điện quan trọng như tiết diện cáp, điểm đầu/cuối, màu dây, số đầu dây, độ sụt áp, số kênh, chiều dài dây, thiết bị đo đếm trung thế, thiết bị đóng/ngắt trung thế,... Các thông số này sẽ được dùng làm tài liệu nghiên cứu, theo dõi tình trạng của hệ thống điện sau này. Ghi chép càng chi tiết thì việc bảo dưỡng, sửa chữa hay thay mới càng dễ dàng và nhanh chóng hơn.
- Lắp đặt thiết bị đóng/cắt, đo đếm, xà, máy biến áp, tủ điện,... theo đúng vị trí đã thiết kế trong bản vẽ.
- Dây cáp trung thế, cáp xuất hạ thế cần được luồn bên trong ống ngầm có băng keo quấn ở 2 đầu để dễ dàng hơn trong việc thay thế khi bảo trì hệ thống.
- Tính toán trước cao độ của hệ thống điện đến vị trí đấu nối với thiết bị đường vỉa hè.
- Các đầu dây cần được đánh số theo quy định chung để tránh nhầm lẫn với nhau.
- Thực hiện nối đầu dây vào tủ điện theo các tiêu chuẩn sau:
- Các đầu cáp nối vào tủ điện đều cần được chụp đầu cose đã đánh dấu theo màu pha. Đầu cose bằng đồng mạ kẽm và được bảo vệ chạm, chập.
- Đầu cose được ép vào cáp bằng bộ ép thủy lực.
- Thử mạch động lực, kiểm tra lại hệ thống cáp ra/vào, đảm bảo không có nhầm lẫn hay chạm, chập khi vận hành.
Thi công lắp đặt tủ điện công nghiệp
- Mỗi khu vực sản xuất cần được thi công điện nhà xưởng riêng biệt để tránh trường hợp 1 khu vực xảy ra sự cố khiến cả hệ thống bị ngưng trệ.
- Luôn đặt máy phát điện và bộ dự phòng nguồn khi có hiện tượng mất điện.
- Tủ điện cần được thiết kế theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và đặt vào vị trí đã được xác định sẵn trong bản vẽ.
- Sau khi lắp đặt và đấu nối các đầu cáp theo sơ đồ đã được thiết kế thì tiến hành vệ sinh sạch sẽ tủ điện, đồng thời chuyển đến bước thi công điện nhà xưởng tiếp theo.
Thi công lắp đặt tủ điện công nghiệp
Thi công điện nhà xưởng
Các hạng mục thi công điện nhà xưởng nhẹ bao gồm chiếu sáng, báo cháy, camera, điện sinh hoạt,...
- Hệ thống chiếu sáng là hạng mục thi công điện nhà xưởng bắt buộc phải có để phục vụ cho quá trình sản xuất, giúp việc vận hành máy móc, thiết bị dễ dàng, thuận tiện hơn.
- Khi lắp đặt hệ thống chiếu sáng, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và hiểu rõ đặc điểm, tính chất và nhu cầu sử dụng điện trong từng khu vực sản xuất. Từ đó, đưa ra các giải pháp lắp đặt phù hợp.
- Hệ thống chiếu sáng dùng trong nhà xưởng cần được lựa chọn cường độ sáng phù hợp cho từng khu vực, đồng thời nghiên cứu đặc trưng, tính chất của nhà xưởng để xác định màu đèn cũng như độ bền.
- Thi công điện nhà xưởng cần có khả năng hạn chế chói, bên trên có vỏ ngăn bụi, khả năng chịu lực, chống rung tốt.
Thi công điện nhà xưởng các thiết bị điện
Ở bước thi công điện nhà xưởng này, doanh nghiệp cần thực hiện lắp đặt công tắc đèn, ổ cắm, thiết bị cấp nguồn, điều khiển cho hệ thống thông gió, thoát nước,...
Để thực hiện việc lắp đặt những thiết bị này một cách trơn tru, doanh nghiệp cần lên danh sách và kế hoạch thực hiện trước. Tiếp đến là vệ sinh, điều chỉnh, cố định dây điện để tránh tình trạng quá dài hoặc quá ngắn, gây cản trở cho quá trình hoàn thiện hệ thống điện.
Sau khi đã lắp đặt hoàn thiện, hãy chạy thử các thiết bị điện xem có bất kỳ hư hỏng hay lỗi gì hay không để khắc phục ngay lập tức.
Thi công hệ thống điện chiếu sáng nhà xưởng
Hệ thống điện chiếu sáng trong nhà xưởng sau khi lắp đặt cần phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Thi công điện nhà xưởng phải đảm bảo chiếu sáng vùng làm việc về độ rọi trên bề mặt, đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam được quy định tại TCVN 7114-1:2008.
- Đáp ứng mật độ công suất và tiết kiệm điện năng theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 09:2013/BXD.
- Hệ thống thiết bị chiếu sáng cần đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn, thân thiện với môi trường, có thể hoạt động ngay cả trong điều kiện môi trường khắc nghiệt.
- Không gian được chiếu sáng không bị chói lóa, gây ảnh hưởng đến năng suất làm việc của công nhân.
- Khi thi công điện nhà xưởng cần lưu ý về hướng ánh sáng phải được bố trí phù hợp, không bị bóng che.
Thi công điện chiếu sáng nhà xưởng
Vận hành hệ thống điện nhà xưởng
Để vận hành hệ thống sau khi thi công điện nhà xưởng, doanh nghiệp cần thực hiện:
- Lập hồ sơ kiểm tra các thông số.
- Trình bày danh mục các thiết bị được sử dụng để đo thử nghiệm.
- Chủ doanh nghiệp phê duyệt kế hoạch thử nghiệm đo đạc hệ thống để bắt đầu bước vận hành hệ thống.
- Bộ phận tư vấn giám sát có nhiệm vụ phê duyệt nội dung và các biện pháp thử nghiệm thiết bị đã được trình bày.
- Tổ thử nghiệm sẽ đo đạc và báo cáo kết quả cho người phụ trách thi công trên biên bản nghiệm thu thi công điện nhà xưởng.
- Cuối cùng là lập hồ sơ và lưu hồ sơ hoàn công công trình thi công điện nhà xưởng.
Bảng báo giá thi công điện nhà xưởng
Hạng mục thi công điện nhà xưởng | Đơn giá (đồng/m2) |
Thi công hệ thống điện được dán nổi trên tường | 100.000 |
Thi công hệ thống dây điện nguồn được đi âm bên trong ống | 110.000 |
Dây được thiết kế đi âm trong ống nhựa và trong tường | 135.000 |
Bảng giá thi công điện nhà xưởng
Đây là chi phí xây dựng nhà xưởng khá phổ biến trên thị trường, tuy nhiên, các hạng mục này chưa bao gồm giá của việc chuẩn bị vật tư và nhiều thiết bị khác. Doanh nghiệp có thể gọi ngay cho Công ty CP Long Hậu để được tư vấn cũng như nhận báo giá về dịch vụ thi công điện nhà xưởng uy tín.
Cách lựa chọn đơn vị thi công điện nhà xưởng uy tín
Việc thi công điện nhà xưởng vô cùng quan trọng và cần đúng tiêu chuẩn để đáp ứng các yêu cầu sử dụng điện trong suốt quá trình vận hành và sản xuất. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một đơn vị thi công uy tín, chất lượng không phải là đơn giản. Cùng Công ty CP Long Hậu điểm qua một số yếu tố lựa chọn sau!
- Kiểm tra về chất lượng thi công của các công trình trước: Hệ thống điện nhà xưởng bao gồm nhiều hạng mục khác nhau như phòng cháy chữa cháy, hệ thống mạng, điện, nước,... Vì vậy, chất lượng thi công điện trong nhà xưởng cần đảm bảo đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời cũng phải được thực hiện tỉ mỉ, chính xác.
- Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của đội ngũ kỹ sư: Đây chính là nhân tố chủ chốt, quyết định tính an toàn của công trình.
- Thời gian thi công: Cam kết đúng tiến độ như đã thỏa thuận trong hợp đồng.
- Về chế độ bảo hành: Có các chính sách sửa chữa, bảo hành định kỳ miễn phí.
- Về giá thành: Mức giá thi công điện nhà xưởng của một đơn vị uy tín cần phù hợp với thị trường.
Thi công điện nhà xưởng là hạng mục xây dựng quan trọng, không thể thiếu. Việc nắm rõ quy trình cũng như các kiến thức cần thiết sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc lựa chọn đơn vị và giám sát công trình. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu thuê nhà xưởng xây sẵn hoặc xây dựng nhà xưởng, nhằm tiết kiệm thời gian và ngân sách thì hãy liên hệ ngay cho công ty xây dựng nhà xưởng - Công ty CP Long Hậu để được tư vấn chi tiết nhất!
Ngoài ra, tại Long Hậu còn cung cấp một số dịch vụ đi kèm khi thuê nhà xưởng gồm có:
Dịch vụ xin giấy phép xây dựng
“Những thông tin đăng tải trên trang web này chỉ nhằm cung cấp hướng dẫn chung về các vấn đề đang được quan tâm. Chúng tôi luôn cố gắng đảm bảo các thông tin trên trang web này được lấy từ những nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên, LHC không chịu trách nhiệm đối với mọi sai sót hay hệ quả nào từ việc sử dụng những thông tin này.”