Review những mẫu cửa nhà xưởng bền - đẹp hiện nay
Nhà xưởng là nơi tập trung nhân lực, trang thiết bị và nguyên vật liệu để tiến hành sản xuất hàng hóa. Đây là khu vực quan trọng của một doanh nghiệp, nguyên liệu và hàng hóa ra - vào liên tục. Để đảm bảo việc lưu thông không bị gián đoạn thì nhà xưởng cần được trang bị cửa nhà xưởng phù hợp. Tham khảo ngay các mẫu cửa nhà xưởng bền - đẹp trong bài viết sau đây!
Đánh giá các loại cửa nhà xưởng phổ biến.
Các mẫu cửa nhà xưởng
Cửa nhà xưởng được phân chia thành nhiều loại nhưng tại thị trường Việt Nam phổ biến nhất là 4 loại cửa lùa, cửa trượt, cửa tự động và cửa cuốn. Cùng tìm hiểu chi tiết ưu - nhược điểm của những loại cửa này ngay sau đây:
Cửa lùa nhà xưởng
Cửa lùa hay cửa mở trượt là loại cửa được mở bằng cách trượt các cánh trên đường ray cửa. Cửa lùa thường có từ 2 đến 6 cánh và có khoảng 1 đến 3 ray cửa. Ưu điểm loại cửa này là mở được diện tích lớn thuận tiện cho các loại xe vào lấy hàng.
Cửa lùa nhà xưởng còn giúp tiết kiệm diện tích, đóng mở không cần thêm không gian và thao tác đóng - mở nhanh chóng. Khả năng chịu lực tốt, tránh được nguy cơ gió dập khi mưa bão, đảm bảo an toàn cho người xung quanh.
Nhược điểm của loại cửa này là khó vệ sinh ở các khớp trượt, khi sử dụng lâu ngày dễ bị kẹt khi trượt. Do đó, cần phải bảo dưỡng định kỳ để tránh trường hợp đường ray của cửa bị khô dẫn đến kẹt khi đóng mở.
Cửa trượt trần
Cửa trượt trần có tên tiếng tiếng Anh là Overhead door là một dạng cửa chuyên dùng trong các nhà xưởng. Dạng cửa này thường được lắp đặt ở nơi ra vào khu vực sản xuất hoặc cửa xuất nhập hàng.
Cánh cửa trượt trần khi mở sẽ trượt áp sát theo trần nhà và song song với mặt sàn. Loại cửa nhà xưởng này hoạt động theo cơ chế trượt với tốc độ chuyển động 15cm/giây. Khi mất điện hoặc xảy ra sự cố thì cửa trượt trần có thể được đóng mở bằng tay nhẹ nhàng nhờ hệ thống lò xo linh hoạt.
Loại cửa trượt này vận hành theo cơ chế trượt lên trần nên sẽ làm giới hạn độ cao của trần nhà, ảnh hưởng một ít đến tính thẩm mỹ. Kiểu cửa trượt tính ứng dụng không cao chỉ thích hợp lắp đặt ở các gara ô tô, kho hoặc nhà xưởng.
Loại cửa nhà xưởng trượt trần.
Cửa tự động cho nhà xưởng
Cửa tự động cho nhà xưởng là một loại cửa tự đóng - mở nhờ vào hệ thống cảm biến chuyển động. Cửa tự động được chia ra làm 4 loại là: Cửa trượt, cửa mở, cửa trượt xếp lớp và cửa mở xoay tròn. Loại cửa này sẽ giúp tiết kiệm thời gian và tiện lợi hơn trong quá trình sử dụng.
Tuy nhiên, cửa tự động khó lắp đặt và bảo trì, khi cần sửa chữa phải gọi nhân viên kỹ thuật đến thực hiện để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, loại cửa này sẽ ngừng hoạt động nếu nhà xưởng bị cúp điện.
Cửa cuốn nhà xưởng
Cửa cuốn là một loại cửa nhà xưởng được sử dụng phổ biến. Cửa đáp ứng được nhu cầu lớn về người và hàng hóa. Cách sử dụng vô cùng đơn giản với thao tác đóng mở là kéo xuống hoặc đẩy lên. Tùy thuộc vào mục đích, chi phí mà nhà xưởng sẽ chọn cửa tay hoặc cửa motor.
Các loại cửa cuốn nhà xưởng thông dụng.
Cửa cuốn siêu trường
Cửa cuốn siêu trường thường sử dụng cho những ô thoáng có diện tích lớn. Đây là loại cửa được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để lắp tại các kho, nhà xưởng lớn với tính đồng bộ cao, vật liệu chế tạo siêu bền, vận hành êm ái và độ bảo mật cao.
Thân cửa nhà xưởng này có thể tạo các khe thoáng giúp lấy ánh sáng và gió tự nhiên, hạn chế tình trạng bí khí bên trong xưởng. Cửa có chuyển động nhẹ nhàng và triệt tiêu đến 90% tiếng ồn, khi vận chuyển hàng hóa vào buổi đêm vẫn vô cùng yên tĩnh.
Cửa cuốn Đài Loan
Cửa cuốn Đài Loan là loại cửa cuốn bao gồm các nan song song được nối với nhau bởi hai đầu khi đóng mở thì chúng sẽ cuốn lồng vào nhau mà không bị xổ ra. Các nan cửa thường được làm bằng thép chất lượng cao và phủ một lớp sơn tĩnh điện chống gỉ. Loại cửa nhà xưởng dạng này có thể đóng - mở bằng tay hoặc dùng remote. Mức giá phải chăng nên được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
Cửa cuốn chống cháy
Về mặt thiết kế thì cửa cuốn chống cháy không có quá nhiều khác biệt với các loại cửa cuốn đã kể trên. Tính năng nổi bật của nó chính là chống cháy, do các thành phần của cửa được làm từ vật liệu có khả năng ngăn chặn sự truyền nhiệt, và chịu nhiệt. Cửa có thể vận hành bình thường ngay khi không có điện đảm bảo an toàn khi có sự cố xảy ra.
Cửa cuốn nhanh (tốc độ cao)
Cửa cuốn nhanh hay được biết đến với tên gọi là high speed door. Đặc điểm của loại cửa này là tốc độ đóng mở cửa nhanh và hoạt động liên tục. Vì vậy mà loại cửa này thường được trang bị tại khu vực cửa ra vào hoặc cửa phân cách các khu trong nhà xưởng. Cửa nhà xưởng dạng cuốn này giúp ngăn bụi bẩn, côn trùng, ngăn thất thoát hơi lạnh. Thích hợp lắp ở nhà máy chế biến thực phẩm, đồ uống hoặc các khu vực lưu trữ sản phẩm y tế,...
Các loại cửa khác của nhà xưởng
Cửa sổ
Ngoài cửa chính thì nhà xưởng cũng cần bố trí cửa sổ lấy ánh sáng tự nhiên, tạo sự lưu thông khí và thông thoáng cho môi trường làm việc. Trừ một số ngành nghề có yêu cầu về vệ sinh đặc biệt thì hầu hết các nhà xưởng đều có cửa sổ. Có thể sử dụng cửa sổ bằng kính mở, kính đẩy hoặc xoay tùy vào kiểu nhà xưởng và nhu cầu sử dụng.
Cửa sổ tại nhà xưởng giúp lấy ánh sáng và thông gió.
Cửa thoát hiểm
Đây là loại cửa nhà xưởng bắt buộc phải có để đảm bảo an toàn cho công nhân viên khi không may xảy ra sự cố. Cửa thoát hiểm là dạng đẩy, được làm từ chất liệu cách nhiệt, chống cháy và đáp ứng được tiêu chí an toàn và dễ dàng sử dụng.
Cửa trời
Trước đây cửa trời thường được đặt tại các công trình dân sinh, nhưng vì sự tiện lợi và công dụng nên nó đã được trang bị tại các xưởng sản xuất và kho hàng. Khi lắp cửa trời thì không gian nhà xưởng sẽ giảm bí bách, có nhiều ánh sáng hơn.
Cửa trời dành cho nhà xưởng có 2 loại là cố định và di động. Cửa trời di động được ứng dụng nhiều hơn nhờ tính linh động mà nó mang lại. Cửa được đóng mở tự động nhờ bộ xử lý dữ liệu và động cơ, hoạt động dựa vào nguồn điện 24V.
Cửa chớp
Cửa chớp nhà xưởng thường được lắp đặt trên cao đảm nhận nhiệm vụ thông gió cho nhà xưởng và lấy ánh sáng thay cho cửa sổ. Loại cửa nhà xưởng này chống hắt nước vào khi có mưa, thoáng mát và an toàn. Cửa chớp có 2 loại phổ biến là tôn và cửa chớp nhôm. Trước khi lắp đặt cửa chớp cho nhà xưởng bạn cần tính toán đến hướng gió để tránh trường hợp nước mưa tạt vào và đón được nhiều gió nhất.
Cửa chớp nhà xưởng thường được lắp đặt trên cao để lấy gió.
Cách lắp đặt cửa thoát hiểm nhà xưởng đạt chuẩn
Với các công trình nhà xưởng, ngoài cửa sắt nhà xưởng thì cửa thoát hiểm là bộ phận quan trọng. Vây khi lắp đặt cửa thoát hiểm cho nhà xưởng cần tuân thủ những quy định nào? Các bước lắp đặt ra sao?
Quy định về lắp cửa thoát hiểm
Cửa thoát hiểm cần phải có trong các công trình dân dụng, nhà xưởng và được sử dụng cho các trường hợp khẩn cấp. Khi lắp cửa thoát hiểm cho nhà xưởng cần tuân thủ các quy tắc sau:
Cửa thoát hiểm phải được làm từ chất liệu chịu nhiệt, chịu lực tốt. Thời gian chịu nhiệt độ cao phải từ 90 - 120 phút.
Tấm thép phủ lên khung cửa phải có độ dày từ 0.8 - 1.5 mm.
Lõi của cửa phải được làm từ chất liệu giấy tổ ong và keo hóa học để cho khả năng cách nhiệt tốt nhất.
Cửa thoát hiểm được đặt ở vị trí dễ tìm thấy nhất tại nhà xưởng.
Cửa lối thoát hiểm phải được kiểm soát từ bên trong của nhà xưởng.
Trên mỗi cánh cửa thoát hiểm cần phải ghi hướng dẫn sử dụng chi tiết.
Những quy định về việc lắp cửa thoát hiểm tại nhà máy.
Các bước lắp cửa thoát hiểm cho nhà xưởng
Để đảm bảo công năng và độ bền của cửa thoát hiểm thì cần phải thực hiện đúng các bước lắp đặt. Trước khi đi vào lắp đặt cần chuẩn bị các dụng cụ sau:
Bộ cửa bao gồm: Khung cửa, cánh cửa, bản lề, thanh thoát hiểm và tay đẩy hơi.
Những dụng cụ cần có gồm: Máy khoan điện, súng bắn vít, dao rọc giấy, búa, thước, keo foam, keo silicon và súng bắn keo.
Quy trình lắp đặt cửa nhà xưởng thoát hiểm như sau:
Bước 1: Dựng khung cửa vào ô chờ đã chuẩn bị sẵn. Sau đó dùng vít cố định khung với tường.
Bước 2: Lắp bản lề của cửa lên khung bao, vị trí bản lề đã được chuẩn bị sẵn trong quá trình sản xuất, chỉ cần khoan và bắt vít là được.
Bước 3: Gắn cánh cửa vào bản lề trên khung cửa thoát hiểm. Để việc sử dụng cửa tiện lợi thì nên chừa một khoảng cách nhỏ giữa sàn và cánh cửa.
Bước 4: Căn chỉnh khung bao cho đều, khít và đảm bảo chắc chắn. Đẩy cửa ra vào nhiều lần nếu cảm thấy ổn định thì bắt đầu dùng vít cố định lại.
Bước 5: Bơm keo foam vào các khe hở ở khung và tường, để khoảng 10 - 20 phút cho keo khô lại.
Bước 6: Tiến hành lắp thanh khóa thoát hiểm và tay đẩy hơi theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Bước 7: Khi lớp keo foam tại vị trí khung và tường khô lại thì dùng dao rọc giấy cắt hết phần thừa. Sau đó lắp keo silicon vào súng bắn keo để làm chảy keo và bơm lên phần viên của khung và tường.
Bước 8: Kiểm tra lại khả năng hoạt động của cửa và vệ sinh sạch sẽ là hoàn thành quá trình lắp cửa thoát hiểm cho nhà xưởng.
Có thể bạn quan tâm: Quy trình vệ sinh nhà xưởng đúng tiêu chuẩn từ A - Z
Hướng dẫn lắp cửa thoát hiểm cho nhà máy.