Phòng sạch điện tử là gì? Các tiêu chuẩn phòng sạch điện tử cần lưu ý
Phòng sạch điện tử là gì? Các tiêu chuẩn phòng sạch điện tử cần lưu ý? Đây là những vấn đề quan trọng được nhiều người trong lĩnh vực điện tử quan tâm. Hiểu được vấn đề trên, bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra câu trả lời. Đừng bỏ lỡ bài viết sau để có thể biết thêm các thông tin hữu ích nhé.
Phòng sạch điện tử là gì?
Phòng sạch điện tử là khoảng không gian được sử dụng bên trong các nhà máy chế tạo, sản xuất hay lắp ráp thiết bị điện tử. Đặc biệt là trong chế tạo vi mạch và linh kiện.
Phòng sạch điện tử là gì?
Những lĩnh vực trên có yêu cầu cao về độ chính xác trong các thông số kỹ thuật. Do đó, việc hạn chế một cách tối đa sự ảnh hưởng từ các tác nhân bên ngoài như độ ẩm, bụi bẩn là vô cùng cần thiết. Từ đó, ngăn chặn được việc chất lượng sản phẩm bị ảnh hưởng. Sản phẩm được tạo ra có thông số chuẩn xác cùng tuổi thọ linh kiện cao hơn.
Trong phòng sạch, kích thước và số lượng bụi sẽ được hạn chế với mức thấp nhất. Độ sạch trong phòng được đảm bảo và duy trì thông qua tiến trình lọc khí sơ cấp và trung cấp. Bộ lọc HEPA sẽ đảm nhận vai trò khử trùng các vi sinh vật có trong không khí.
Một điểm nổi bật của phòng sạch đáng nói là ngăn chặn bụi bẩn. Dù là con người hay đồ vật đều liệt vào danh sách các đối tượng có thể gây ô nhiễm. Vì vậy, tất cả đều phải qua buồng khí Airshower nhằm loại bỏ nguy cơ ô nhiễm. Hạn chế tối đa việc đưa chất ô nhiễm vào phòng sạch ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất sản phẩm.
Thông thường, phòng sạch có lưu lượng cấp khí nhiều hơn các nhà máy ở lĩnh vực khác. Số lần trao đổi khí trong nhà máy với điều kiện thường là 8 - 10 lần/giờ. Tuy nhiên với phòng sạch điện tử, số lần trao đổi khí trong nhà máy đạt 400 - 600 lần/giờ.
Khi mức áp suất được duy trì ở mức dương sẽ đảm bảo ngăn ngừa được chất gây ô nhiễm từ bên ngoài thâm nhập vào bên trong phòng sạch.
Có thể bạn quan tâm: Cho thuê phòng sạch tiêu chuẩn trong KCN
Mục đích của việc lắp đặt phòng sạch điện tử
Phòng sạch điện tử được lắp đặt với mục đích mang đến sự duy trì về tính chính xác của thiết bị điện tử. Sỡ dĩ như vậy là vì chỉ cần một hạt bụi nhỏ dính vào linh kiện đã có thể phá hủy hết chip hay mạch điện bên trong.
Vì sự đòi hỏi về tính chuẩn xác ở các thông số của linh kiện mà phòng sạch ra đời và được ứng dụng.
Các lĩnh vực nào thuộc ngành điện tử yêu cầu phải có phòng sạch?
Phòng sạch điện tử không phải được sử dụng rộng rãi cho tất cả ngành điện tử. Nó chỉ được ứng dụng ở một số lĩnh vực nhất định, cụ thể là:
Sử dụng trong các nhà máy chế tạo linh kiện điện tử
Sản xuất, chế tạo: Dùng trong các nhà máy chế tạo, sản xuất linh kiện, các phụ tùng về thông tin, điện tử như IC, mạch in điện tử và sản phẩm tương đương.
Lắp ráp: Các nhà máy lắp ráp điện tử như máy tính, tivi và sản phẩm tương đương, các nhà máy lắp ráp điện lạnh như tủ lạnh, điều hòa và sản phẩm tương đương.
Khu vực lắp đặt phòng sạch điện tử
Chi phí dùng để lắp đặt phòng sạch là rất cao. Vì vậy, không phải toàn bộ các nhà máy sản xuất thiết bị điện tử điều lắp đặt phòng sạch. Thông thường, chỉ những khu vực có yêu cầu cao về chất lượng vệ sinh cũng như độ sạch thì mới cần lắp đặt phòng sạch. Sau đây là những khu vực sẽ được lắp đặt phòng sạch linh kiện trong nhà máy sản xuất điện tử:
Khu vực thực hiện thí nghiệm, nghiên cứu.
Khu vực lưu trữ.
Khu vực lắp ráp.
Khu vực sản xuất.
Trong đó, các khu sản xuất lắp ráp cần được đảm bảo độ sạch một cách tối ưu. Chỉ cần một hạt bụi li ti bám và cũng khiến thiết bị hư hỏng. Dù cho đó là những linh kiện đắt đỏ như thế nào thì cũng trở thành phế thể nếu bị bụi bẩn bám vào.
Khu vực thí nghiệm nghiên cứu cần độ chuẩn xác rất cao. Do đó môi trường làm việc của phải được đảm bảo đạt chuẩn theo các thông số yêu cầu.
Các tiêu chuẩn được áp dụng cho phòng sạch điện tử
Sau khi xác định các khu vực cần được lắp đặt phòng sạch. Chủ doanh nghiệp, xí nghiệp cần quan tâm thêm về các tiêu chuẩn của phòng sạch để kết quả lắp đặt đạt như mong muốn.
Các tiêu chuẩn được áp dụng cho phòng sạch
Ngày nay, ở thị trường trong nước thường lắp đặt phòng sạch dựa trên những tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn GMP: Tiêu chuẩn này có 4 cấp độ sạch là A, B, C và D được sắp xếp theo chiều hướng giảm dần.
Tiêu chuẩn FS209 E: Tiêu chuẩn này đi từ Class 1 đến Class 100.000 và có cấp độ sạch giảm dần.
Tiêu chuẩn WHO
Tiêu chuẩn ISO 14644-1 (tiêu chuẩn quốc tế): Tiêu chuẩn này có cấp độ sạch giảm dần từ ISO 1 đến ISO 8.
Ngoài những thông số trên, phòng sạch cần chú trọng đến một số tiêu chuẩn khác cần thiết trong ngành điện tử như:
Tiêu chuẩn độ ồn: Độ ồn không được quá 65dB.
Tiêu chuẩn về áp suất: Sự chênh lệch giữa môi trường bên ngoài và phòng sạch không nhỏ hơn 10Pa. Áp suất thông thường sẽ đạt từ 15 - 45Pa.
Tiêu chuẩn về độ ẩm: Cần được kiểm soát ở mức độ từ 20 - 25% phụ thuộc vào yêu cầu của sản phẩm sản xuất.
Tiêu chuẩn về nhiệt độ: Mức nhiệt độ được kiểm soát nghiêm ngặt. Mức nhiệt độ an toàn là 22 độ C. Mức nhiệt độ này sẽ an toàn cho pin và các linh kiện. Đồng thời giữ các mối hàn liên kết không bị nóng chảy.
Thiết kế và thi công phòng sạch trong ngành điện tử
Vì tính đặc thù của phòng sạch điện tử mà khi thiết kế và thi công cần phải được chú trọng. Bởi chỉ cần một sơ xuất nhỏ, phòng sạch sẽ không đáp ứng đủ tiêu chuẩn. Từ đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm cũng như hao tốn nhiều kinh phí hơn cho doanh nghiệp.
Một vài lưu ý khi thiết kế
Thiết kế là bước được thực hiện trước khi bắt tay vào xây dựng một phòng sạch. Để công đoạn thiết kế không có sai sót xảy ra, doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề sau đây:
Những lưu ý thiết kế phòng sạch
Những yêu cầu về giải pháp thiết kế: Về tổ chức không gian, kết cấu, kích thước không gian.
Phạm vi của từng loại phòng sạch được áp dụng bên trong nhà máy.
Những yêu cầu của dây chuyền hoạt động.
Các tiêu chuẩn thiết kế của phòng sạch các linh kiện điện tử.
Yêu cầu của vị trí xây dựng.
Quy định chung của các nhà máy điện tử ở Việt Nam.
Quy trình thi công phòng sạch
Dưới đây là những bước thi công phòng sạch điện tử mà các doanh nghiệp cần nắm rõ:
Bước 1: Ghi nhận các yêu cầu của nhà máy và đi vào khảo sát các khu vực lắp đặt phòng sạch.
Bước 2: Tiến hành cân nhắc các yếu tố về áp suất, mức độ lưu thông của không khí, diện tích, các yếu tố về cơ cấu để hoàn thành bản thiết kế phòng sạch. Đồng thời, bản thiết kế sẽ được tham khảo và thông qua của đại diện bệnh viện trước khi đi vào lắp đặt.
Bước 3: Thi công phòng sạch với những vật liệu và thiết bị chuyên biệt tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt trong quá trình thi công nhằm đảm bảo các chỉ số về áp suất, độ kín, tiêu chuẩn về lượng bụi lưu thông trong phòng.
Bước 4: Nghiệm thu phòng sạch trước khi đưa vào sử dụng.
Bước 5: Tiến hành bảo hành các công trình phòng sạch khi có vấn đề xảy ra nhằm đảm bảo phòng sạch linh kiện được hoạt động trong điều kiện tốt nhất.
Làm việc trong phòng sạch điện tử có độc hại không?
Vì tính chuyên biệt của phòng sạch mà cũng có nhiều thắc mắc đặt ra là liệu làm việc trong phòng sạch điện tử có độc hại hay không?
Làm việc trong phòng sạch linh kiện có độc hại không?
Môi trường làm việc trong phòng sạch khá đặc biệt. Độ thông thoáng của không khí trong phòng thí nghiệm luôn được duy trì một cách nhân tạo thông qua việc kiểm soát số lượng hạt bụi, áp suất, độ ẩm và nhiệt độ.
Theo hiệp hội ASHRAE - Hoa Kỳ, độ ẩm tương đối và nhiệt độ tối ưu đảm bảo cho cuộc sống chất lượng lần lượt là 40 - 70% và 17 - 28%.
Việc duy trì độ ẩm trong phòng sạch cực thấp là điều cần thiết trong sản xuất linh kiện điện tử. Nhưng đây cũng là yếu tố chính gây ảnh hưởng đến da, niêm mạc của đường hô hấp và sức khỏe của mắt.
Về ảnh hưởng của phòng sạch linh kiện đến sức khỏe của nhân viên làm việc, các nhà khoa học ở Hàn Quốc đã thực hiện nghiên cứu về vấn đề này. Kết quả của nghiên cứu cho thấy làm việc trong không gian có độ ẩm thấp sẽ gây khô da, mắt và cơ thể dễ bị nhiễm bệnh. Một số biểu hiện thường gặp phải khi làm việc trong môi trường này là đau cơ, đau đầu, mệt mỏi và khó chịu.
Phần lớn những triệu chứng ngoài da không có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, những triệu chứng da liễu quan trọng nên được theo dõi và điều trị đúng cách để không phát triển thành bệnh mãn tính.
Lưu ý quan trọng khi làm việc trong phòng sạch
Một vài lưu ý quan trọng khi làm việc trong phòng sạch là:
Tóc cần được che kín: Tóc rụng trong quá trình vận động khi làm việc là điều không thể tránh khỏi. Không gian phòng kín đòi hỏi độ sạch rất cao, một hạt bụi nhỏ cũng không được xuất hiện. Do đó nhân viên làm việc cần che kín tóc bằng mũ trùm đầu cùng khẩu trang đã được khử trùng để hạn chế tình trạng rơi rụng tóc và các dịch tiết khác từ cơ thể. Từ đó triệt tiêu nơi trú ngụ cho các loại vi khuẩn gây ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.
Bảo vệ đôi mắt: Khi vào phòng sạch, nhân viên cần đeo kính bảo hộ để bảo vệ mặt. Một số nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất có thể tạo ra nguy hiểm đến mắt. Vì vậy, nhân viên không nên tháo kính bảo hộ khi tham gia sản xuất linh kiện.
Cần đeo găng tay khi làm việc: Đôi tay là bộ phận có sự tiếp xúc trực tiếp lên sản phẩm. Vì vậy, nhân viên cần đeo găng tay để hạn chế chất độc hại xuất hiện trong phòng sạch. Từ đó hạn chế tối đa sự ảnh hưởng lên chất lượng sản phẩm.
Cần mang giày trong phòng sạch điện tử: Nhân viên làm việc trong phòng sạch sẽ đi giày được thiết kế riêng. Việc này giúp nhân viên di chuyển dễ dàng cũng như thuận tiện hơn khi thao tác làm việc. Đồng thời, nó còn hạn chế được tình trạng mang bụi bẩn, vi khuẩn từ môi trường bên ngoài vào phòng sạch.
Sử dụng quần áo bảo hộ khi làm việc: Cơ thể của nhân viên cần được cách ly hoàn toàn với các thiết bị, dụng cụ trong phòng sạch bằng quần áo bảo hộ. Bộ trang phục này gồm cả lớp bọc giày giúp ngăn chặn bụi li ti, vảy, da từ cơ thể rơi ra môi trường gây nhiễm khuẩn hoặc nhiễm khuẩn chéo.