Free website hits

Tin tức - sự kiện

Hạ tầng Nam Sài Gòn sôi động, đô thị vệ tinh lên ngôi

Lượt xem: 278127/09/2018Chia sẻ
 
Tốc độ đô thị hóa tăng 

Trong Đề án “Xây dựng TPHCM trở thành đô thị thông minh”, tầm nhìn đến năm 2025, Nam Sài Gòn sẽ được phát triển thành một thành phố vệ tinh mới, đa chức năng và là khu đô thị sinh thái xanh. Với đề án phát triển này, trong tương lai, khu Nam sẽ giải quyết các bài toán về nhà ở, dân số, giao thông so với khu vực nội thành. 
 

Bằng chứng thực tiễn của đề án này là sự thay đổi tích cực về hạ tầng đang trải dọc từ quận 4 đến huyện Nhà Bè. Trong đó phải kế đến dự án xây dựng đường trục Bắc - Nam đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến Khu công nghiệp Hiệp Phước có tổng mức đầu tư dự kiến là 4.000 tỷ đồng. 

Ngoài ra, Sở giao thông Vận tải TP.HCM cho biết, dự án cầu vượt tại ngã tư Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ với số vốn 2.600 tỉ đồng được dự kiến sẽ được khởi công trong năm 2018. Đi liền với dự án này là cầu Rạch Đỉa, cầu Long kiểng trên đường Lê Văn Lương; đường Huỳnh Tấn Phát được mở rộng lên 30m kết nối với trục đường chính Nguyễn Văn Linh. Tương lai, các dự án này đều được đồng bộ, kết nối với cao tốc Bến Lức – Long Thành, góp phần nâng cao vị thế khu vực Nam Sài Gòn và phát triển kinh tế. 

Các khu đô thị vệ tinh nở rộ

Với tốc độ đô thị hóa tăng nhanh chóng, kéo theo các hoạt động sản xuất diễn ra sôi động tại các khu vực lân cận, cụ thể, trong 2 năm 2017 – 2018, các luồng vận chuyển hàng hóa từ các khu công nghiệp từ cảng SPCT, Cát Lái, Long An, Tiền Giang đi TP.HCM tăng nhanh.
Số lượng dân cư gia tăng cộng thêm sự hình thành các khu đô thị mới phía Nam Sài Gòn, dọc theo Quốc lộ 50. Các khu vực lân cận như huyện Nhà Bè, huyện Cần Giuộc trở thành khu đô thị vệ tinh của TP.HCM, tạo nên lượng giao thông trên các tuyến đường như Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Văn Linh, Quốc lộ 50 quá tải. Do đó, ngoài việc nâng cấp Quốc lộ 50, UBND TP.HCM cũng đang đề ra phương án các tuyến đường song hành Quốc lộ 50.
 

Dự án được dự kiến sẽ thi công vào trước năm 2020, bao gồm 6 làn xe, với vận tốc thiết kế đạt 80km/h. Tổng chiều dài tuyến đường này khoảng 8,6 km, bắt đầu từ đường Phạm Hùng, Quận 8 kéo dài trực tiếp đến thị trấn Cần Giuộc. Bên cạnh đó là đường Vành đai 4 từ Bến Lức – Hiệp Phước, có chiều dài khoảng 35,8 km, bắt đầu từ huyện Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc (tỉnh Long An) và đi qua huyện Nhà Bè, TP.HCM. Dự án được đầu tư hơn 6.707 tỉ đồng, có 8 làn xe cao tốc, 4 làn đường đô thị, vỉa hè hai bên rộng 74,5 m.
Sự tăng lên của các khu đô thị vệ tinh tiếp giáp Nam Sài Gòn góp phần tạo ra các luồng hạ tầng giao thông hiện đại, giảm tải luồng hàng hóa từ Long An, Tiền Giang về TP.HCM cũng như rút ngắn thời gian di chuyển, tăng nguồn lao động phong phú, gia tăng giá trị bất động sản.

Cú hích cho doanh nghiệp

Như vậy, các khu vực tiếp giáp trung tâm thành phố như huyện Nhà Bè, huyện Cần Giuộc sẽ có hạ tầng giao thông kết nối trực tiếp, các doanh nghiệp tại vùng sẽ hưởng lợi lan tỏa từ giá trị khu vực. Điển hình là hơn 170 nhà đầu tư, với hơn 50% là doanh nghiệp FDI đang hoạt động sản xuất tại Khu công nghiệp Long Hậu. 
 

Yếu tố hấp dẫn nhất tại Khu công nghiệp Long Hậu chính là ưu thế về vị trí, khi chỉ cách khu đô thị Phú Mỹ Hưng 12 km, trung tâm Sài Gòn 19km, Cảng SPCT 3,5 km và Cao tốc Bến Lức – Long Thành 3km, giúp nhà đầu tư tiết kiệm chi phí và thời gian vận chuyển. Bên cạnh đó, doanh nghiệp tại đây còn dễ dàng tận dụng hạ tầng, dịch vụ hoàn chỉnh và đầy đủ các tiện ích như: kho bãi, trạm y tế, PCCC, siêu thị, khu lưu trú, trường học… gia tăng lợi thế cạnh tranh.
Trong tương lai, hệ thống hạ tầng giao thông Nam Sài Gòn đồng bộ và hiện đại hóa, Khu công nghiệp Long Hậu sẽ là “cú hích” bền vững cho doanh nghiệp với các dự án mới như Nhà xưởng cao tầng, Nhà xưởng xây theo yêu cầu và dự án Long Hậu 3.

 
Phòng TTKD - LHC
Khu công nghiệp Long Hậu - Đối tác phát triển bền vững
Địa chỉ: Ấp 3, xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An
Hotline: (+84 28) 3937 5599 - (+84) 906 938 599
Email:
sales@longhau.com.vn
Fanpage: fb.me/longhau.com.vn
Zalo Official: https://zalo.me/2384735100152725129