Công dụng của tấm Panel kho lạnh? Panel có mấy loại?
Hiện nay, việc thi công các kho lạnh để bảo quản hàng hóa đặc biệt là thực phẩm được nhiều nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng. Panel là một phần không thể thiếu trong một kho lạnh. Vậy panel kho lạnh là gì? Công dụng như thế nào? Có mấy loại? Hãy tìm hiểu chi tiết hơn về loại panel này trong bài viết sau nhé.
Panel kho lạnh là gì?
Panel là những tấm vật liệu có khả năng cách nhiệt, chống cháy hiệu quả, thường được trang bị trong các kho lạnh. Những tấm panel kho lạnh này được liên kết với nhau một cách kín kẽ giúp đảm bảo hơi lạnh bên trong không bị thoát ra ngoài. Đồng thời ngăn chặn hơi ẩm, không khí bên ngoài xâm nhập vào gây hư hỏng hàng hóa trong kho.
Lý do panel được dùng làm lớp cách nhiệt trong kho lạnh là:
Panel có khả năng cách nhiệt và duy trì nhiệt tốt hơn các vật liệu khác.
Được sản xuất với nhiều kích thước khác nhau, phù hợp nhiều công trình.
Những tấm panel có khối lượng khá nhẹ nên dễ dàng vận chuyển và thi công.
Khả năng chống oxy hóa tốt, ít bị hao mòn nên cho độ bền cao.
Chi phí vận hành, bảo dưỡng panel kho lạnh khá thấp.
Quá trình thi công nhanh chóng tiết kiệm thời gian và chi phí.
Giá panel kho lạnh thấp hơn những vật liệu cách nhiệt khác.
Không chứa các thành phần độc hại làm thay đổi chất lượng hàng hóa bên trong.
Chất liệu thân thiện với môi trường và có thể tái sử dụng.
Panel có khả năng cách nhiệt được dùng để làm kho lạnh.
Cấu tạo của tấm panel kho lạnh
Tấm panel kho lạnh khá đơn giản, chỉ gồm 2 phần là lớp vỏ bên ngoài và foam cách nhiệt bên trong.
Lớp vỏ bên ngoài của tấm panel cách nhiệt kho lạnh có 2 mặt thường được làm bằng inox hoặc tôn sơn tĩnh điện.
Lõi cách nhiệt được làm từ chất liệu foam được bơm vào bên trong của vỏ tấm panel. Chất liệu này có trọng lượng nhẹ, cách nhiệt hiệu quả và không bị nứt vỡ khi rung lắc.
Cấu tạo của tấm panel cách nhiệt kho lạnh.
Phân loại tấm panel cách nhiệt kho lạnh
Tấm panel PU
Tấm panel PU là loại panel có lõi cách nhiệt được làm từ chất liệu Polyurethane với độ dày từ 50 - 200mm. Lớp vỏ bên ngoài được làm từ chất liệu tôn lạnh có độ dày 0.35 - 0.6mm.
Tấm panel kho lạnh PU có khả năng cách âm tốt, các loại sóng âm khi gặp loại panel này đều đi theo đường dích dắc. Đồng thời, panel PU có hệ số dẫn nhiệt thấp mang đến khả năng cách nhiệt tốt. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà lựa chọn độ dày của panel sao cho phù hợp. Đối với kho lạnh dưới âm 10 độ thì nên chọn những tấm panel độ dày 100mm để đảm bảo khả năng giữ nhiệt.
Tấm panel EPS
Lớp vỏ bên ngoài cũng được làm từ tôn mạ kẽm dày từ 0.35 - 0.6mm tương tự như panel PU. Phần lõi bên trong sẽ được làm từ chất liệu xốp EPS (Expan Polystyrene) có khả năng cách nhiệt và chống cháy vô cùng vượt trội. Những lớp vật liệu này sẽ được kết dính với nhau bằng keo vô cùng chắc chắn.
Panel EPS được sản xuất với nhiều mức tỷ trọng khác nhau từ 8 - 14kg/m3 phù hợp với nhiều công trình. Thông thường, loại panel này sẽ được dùng để làm vách kho lạnh nhỏ, phòng mổ, phòng lab,...
Tấm panel EPS phổ biến trên thị trường.
Panel kho lạnh Pir
Panel Pir có khả năng chống cháy tốt, đạt chuẩn B1 theo tiêu chuẩn DIN 4102 của Châu Âu. Panel Pir có kết cấu gồm 2 phần là tôn lạnh mạ màu và lớp cách nhiệt foam Pir vô cùng dày dặn. Công nghệ sản xuất free HCFC thân thiện với môi trường, không ảnh hưởng đến tầng ozone. Đây là loại panel được ứng dụng để thi công phòng sạch kho lạnh, kho mát,…
Panel kho lạnh Inox
Panel Inox sẽ có lớp vỏ bên ngoài bằng inox 304 đạt chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, lõi giữ nhiệt bên trong là xốp. Loại panel này thường được ứng dụng tại các kho lạnh dưới 20 độ C. Các kho lạnh bảo quản thực phẩm, vaccine, thuốc,... thường ứng dụng panel để đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên giá thành của nó khá cao nên chỉ dùng để làm vách của các kho lạnh nhỏ.
Kho lạnh panel inox đặt chuẩn vệ sinh, thích hợp bảo quản thực phẩm, dược phẩm.
Công dụng của tấm panel cách nhiệt kho lạnh
Panel kho lạnh với nhiều tính năng vượt trội, được ứng dụng rộng rãi, tiêu biểu như:
Với khả năng chống thấm ẩm và cách nhiệt tốt thì panel kho lạnh đã được dùng để làm vách ngăn cho nhà kho, hầm đá,…
Chưa dừng lại ở đó với những dòng panel có khả năng kháng khuẩn, an toàn cho sức khỏe thì còn được dùng làm phòng dược phẩm, phòng phẫu thuật,...
Bên cạnh khả năng cách nhiệt thì panel kho lạnh còn có khả năng cách âm vô cùng tốt. Do đó, với các công trình cần sự cách âm tốt như nhà hát, phòng thu âm, đài truyền hình,... cũng dùng chất liệu này để bọc lên vách tường.
Những tấm panel có khả năng cách nhiệt, cách âm còn được ứng dụng trong các công trình dân dụng như nhà ở, văn phòng, cửa hàng, spa,...
Đối với các công trình cao cấp như khách sạn, villa,... thì tấm panel cách nhiệt cũng được ưu tiên lựa chọn bởi độ bền cao, giá thành hợp lý.
Những công dụng nổi bật của panel kho lạnh.
Quy trình lắp đặt tấm panel kho lạnh đạt tiêu chuẩn
Trước khi đi vào lắp đặt kho lạnh thì cần chuẩn bị các vật liệu và dụng cụ như sau:
Số lượng panel kho lạnh phù hợp.
Cửa của panel kho lạnh.
Linh kiện của hệ thống khung treo trần
Bản thiết kế của kho lạnh.
Thêm những dụng cụ khác như vít, cle,...
Kiểm tra độ bằng phẳng của kho lạnh
Mặt bằng kho lạnh phải bằng phẳng, để kiểm tra độ phẳng của nơi thi công kho lạnh có thể dựa vào máy cân thủy. Bề mặt lắp đặt kho lạnh đảm bảo được độ dốc từ 2 - 3%, nếu vượt qua con số này thì cần phải điều chỉnh lại cho phù hợp. Nếu không đảm bảo độ phẳng thì khi đưa vào sử dụng sẽ không đảm bảo sự an toàn. Ngoài ra, khi sàn kho lạnh bị nghiêng sẽ dẫn đến tình trạng đọng nước sau một thời gian sử dụng.
Lắp đặt vỏ kho lạnh (tường bao bên ngoài)
Sau khi cải tạo bề mặt lắp đặt cho bằng phẳng, tiếp theo đội ngũ thi công sẽ tiến hành lắp ghép các tấm panel lại với nhau. Để dựng được tường bao bên ngoài bằng các tấm panel thì đội thi công cần tạo khung.
Khung sườn của kho lạnh bao gồm thanh ngang, thanh đứng hoặc sử dụng thanh chữ U. Các thanh đỡ này sẽ được lắp ghép với nhau thành một khung và bắt vít chắc chắn để cố định các tấm panel kho lạnh lên phần khung.
Lắp đặt hệ thống panel trần
Phần trần panel của kho lạnh thường áp dụng cho kho lạnh có chiều dài hơn 4m. Bước đầu tiên tạo nên hệ thống trần là hàn các tấm panel với nhau theo cấu trúc khung dầm. Trước khi qua bước tiếp theo thì đội ngũ thi công cần kiểm tra lại các điểm đã hàn xem đã chắc chắn hay chưa.
Xác định vị trí treo móc để lắp hệ thống trần panel kho lạnh theo như bản vẽ đã đề ra lúc đầu.
Lắp đặt hệ thống trần panel theo đúng bản vẽ đã đề ra trước đó. Khi ghép các tấm panel phải đảm bảo liên kết 3 như sau: Tường - trần, tường - tường, tường - nền.
Hiện nay đa số các đơn vị thi công kho lạnh đều sử dụng 2 loại tấm panel phổ biến là panel PU cho các loại kho lạnh âm sâu và panel EPS sử dụng cho kho dương.
Gắn cửa panel kho lạnh
Sau khi lắp xong tường và trần của kho lạnh thì gần như đã hoàn thành 70% công trình. Tiếp theo là cần lắp thêm cửa dựa vào bản thiết kế, tùy vào kinh phí và nhu cầu mà lựa chọn loại cửa phù hợp. Tuy nhiên nên ưu tiên sử dụng cửa được làm từ tấm panel để đảm bảo khả năng cách âm, cách nhiệt của nhà kho.
Các bước lắp đặt kho lạnh cơ bản.
Kiểm tra hoàn thiện công trình kho lạnh
Khi lắp đặt xong cửa cho nhà kho thì đã được xem là hoàn thành. Tuy nhiên, trước khi đưa vào sử dụng thì cần tiến hành nghiệm thu, nếu đạt chuẩn mới đưa vào sử dụng.
Có thể tham khảo các bước nghiệm thu sau:
Kiểm tra các khớp nối giữa các tấm panel, bản lề cửa đã chắc chắn hay chưa. Nếu phát hiện có khe hở cần sử dụng keo silicon bơm đầy. Nếu xuất hiện sự lỏng lẻo tại các khớp cần gia cố lại.
Lắp đặt thêm các phụ kiện cần thiết như đồng hồ, van áp suất và công tắc chuông.
Cho chạy thử hệ thống làm lạnh và kiểm tra xem hơi lạnh có bị rò rỉ ra bên ngoài hay không.
Những lưu ý cần thiết khi sử dụng và thi công
Để sử dụng và thi công panel kho lạnh hiệu quả thì cần lưu ý những những vấn đề sau:
Bề mặt sàn kho lạnh phải bằng phẳng
Bề mặt sàn là một yếu tố quan trọng khi thi công kho lạnh bằng panel. Bề mặt sàn bằng phẳng giúp giai đoạn lắp đặt tấm panel cách nhiệt và chịu lực tốt hơn. Nếu thi công nhà kho trên bề mặt gồ ghề thì sẽ mất thời gian, không đảm bảo chất lượng. Hơn nữa, nếu sử dụng kho lạnh lâu ngày rất dễ bị đọng nước, gây mất vệ sinh.
Kho lạnh phải đảm bảo kín
Hàng hóa bên trong kho hàng cần mức nhiệt độ ổn định dưới 10 độ C. Nếu kho lạnh bị rò rỉ thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng làm lạnh và tiêu tốn nhiều điện hơn. Do đó, trong quá trình lắp ghép các tấm panel cần phải thực hiện cần thận để không tạo ra khe hở. Thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng kho lạnh để phát hiện kịp thời các hư hỏng và đưa ra phương án xử lý phù hợp.
Lưu ý khi lắp đặt hệ thống máy làm lạnh và đường dây
Khi tiến hành lắp đặt hệ thống máy làm lạnh thì cần chọn vị trí có thể tỏa hơi lạnh đến toàn bộ không gian kho. Lựa chọn hệ thống làm lạnh có công suất phù hợp với diện tích của kho chứa hàng.
Các dây dẫn điện cần được đi âm để đảm bảo không bị nhiễu điện bởi độ ẩm bên trong kho lạnh. Đồng thời việc lắp dây điện âm còn tránh nguồn điện bị hư hại khi tiếp xúc với nhiệt độ thấp trong thời gian dài.
Hệ thống cửa phải có gioăng cao su chống thoát hơi lạnh
Dù cửa được làm kín thế nào thì cùng sẽ làm thất thoát hơi lạnh. Để hạn chế tình trạng này thì trên cửa cần trang bị thêm gioăng cao su để đảm bảo độ kín.
Kiểm tra bảo trì và bảo dưỡng theo định kỳ
Khi sử dụng lâu ngày thì các thiết bị, bộ phận trong kho lạnh sẽ xuống cấp. Người quản lý kho cần phải thuê đội bảo dưỡng đến kiểm tra và thay thế thiết bị định kỳ.Lên kế hoạch vệ sinh đảm bảo môi trường sạch, tránh để sản phẩm được bảo quản bên trong bị hư hỏng, nhiễm khuẩn.